Ngày 6/3, anh Nguyễn Tiến Hiếu (trú xã Kỳ Xuân, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết khi đang cùng một số người thả lưới tại vùng biển Vũng Áng thì bắt được con cá nặng gần 6kg, dài khoảng 90cm.Khi đưa cá lên bờ, anh Hiếu thấy cá có bộ vảy màu sắc vàng óng ánh kỳ lạ. Nhận được thông tin anh Hiếu bắt được con cá lạ, người dân hiếu kỳ trong vùng đã tập trung đến nhà anh để xem. Nhiều người cho biết đây chính là cá sủ vàng quý hiếm.Lãnh đạo UBND xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) xác nhận, gia đình anh Hiếu bắt được con cá màu lạ, màu vàng óng. Tuy nhiên có phải là cá sủ vàng quý hiếm hay không thì cần có cơ quan chuyên môn đánh giá.Loài cá sủ vàng (tên khoa học là Otolithoides biauritus), còn gọi là cá sủ vây vàng, cá sủ vàng kép, cá thủ, cá đường - là loại cá lớn nhất trong họ cá đù, thuộc bộ cá vược (họ Sciaenidae), phân bố ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc, Việt Nam.Cá sủ vàng mõm nhọn, miệng rộng, màu vàng nghệ, hàm dưới kéo dài tới dưới sau hốc mắt, răng khỏe, vây lưng dài.Thân cá màu trắng bạc và trắng phớt hồng, phần đầu và lưng có màu xanh xám hoặc xám sáng tùy vào môi trường sinh thái nơi cá sống. Khi chết, toàn thân cá chuyển màu vàng nhạt đến vàng thẫm.Cá sủ vàng sinh sống ở biển, nhưng vào mùa sinh sản (tháng 1 - 4 và 9 - 10 Âm lịch) nó sẽ bơi đến các vùng cửa sông nước lợ để đẻ.Cá con sẽ bơi vào vùng nước ngọt sâu trong đất liền sinh sống, sau 1 - 2 năm sẽ tự trở về với biển, lúc đó nó đã khoảng 10kg), kích thước có thể đạt đến 160cm, nặng trên 120kg, chiều dài tối đa có thể đạt được là 160cm.Tại Việt Nam, loài cá này phân bố chủ yếu quanh vùng cửa sông, châu thổ sông Hồng và Cửu Long với số lượng lớn nhất tại vùng cửa sông Hồng.Thịt cá sủ vàng ăn tươi có mùi vị thơm ngon, bóng cá phơi khô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt cá còn được sử dụng làm thuốc chữa một số bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh nấm tổ đỉa, óc cá làm thuốc chữa bệnh thần kinh rất có giá trị trong y học.Loài cá này từ lâu đời nay vẫn là món ăn “cao lương mỹ vị”, nhất là món bóng cá. Người Trung Quốc cho rằng, ăn cá sủ vàng có nhiều may mắn và làm ăn phát đạt. Vì vậy, ngay cả khi chưa phát hiện về giá trị y dược của bóng cá và thịt cá, loài cá vẫn được nhiều người ưa chuộng.Ngoài ra, với y học hiện đại, bong bóng cá sủ vàng được dùng để sản xuất chỉ khâu tự phân hủy trong những ca phẫu thuật. Chỉ này không gây tổn thương đối với mô, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm. Chỉ tự tiêu làm từ bong bóng cá sủ vàng được y học các nước phát triển sử dụng rất hữu hiệu.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Ngày 6/3, anh Nguyễn Tiến Hiếu (trú xã Kỳ Xuân, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết khi đang cùng một số người thả lưới tại vùng biển Vũng Áng thì bắt được con cá nặng gần 6kg, dài khoảng 90cm.
Khi đưa cá lên bờ, anh Hiếu thấy cá có bộ vảy màu sắc vàng óng ánh kỳ lạ. Nhận được thông tin anh Hiếu bắt được con cá lạ, người dân hiếu kỳ trong vùng đã tập trung đến nhà anh để xem. Nhiều người cho biết đây chính là cá sủ vàng quý hiếm.
Lãnh đạo UBND xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) xác nhận, gia đình anh Hiếu bắt được con cá màu lạ, màu vàng óng. Tuy nhiên có phải là cá sủ vàng quý hiếm hay không thì cần có cơ quan chuyên môn đánh giá.
Loài cá sủ vàng (tên khoa học là Otolithoides biauritus), còn gọi là cá sủ vây vàng, cá sủ vàng kép, cá thủ, cá đường - là loại cá lớn nhất trong họ cá đù, thuộc bộ cá vược (họ Sciaenidae), phân bố ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc, Việt Nam.
Cá sủ vàng mõm nhọn, miệng rộng, màu vàng nghệ, hàm dưới kéo dài tới dưới sau hốc mắt, răng khỏe, vây lưng dài.
Thân cá màu trắng bạc và trắng phớt hồng, phần đầu và lưng có màu xanh xám hoặc xám sáng tùy vào môi trường sinh thái nơi cá sống. Khi chết, toàn thân cá chuyển màu vàng nhạt đến vàng thẫm.
Cá sủ vàng sinh sống ở biển, nhưng vào mùa sinh sản (tháng 1 - 4 và 9 - 10 Âm lịch) nó sẽ bơi đến các vùng cửa sông nước lợ để đẻ.
Cá con sẽ bơi vào vùng nước ngọt sâu trong đất liền sinh sống, sau 1 - 2 năm sẽ tự trở về với biển, lúc đó nó đã khoảng 10kg), kích thước có thể đạt đến 160cm, nặng trên 120kg, chiều dài tối đa có thể đạt được là 160cm.
Tại Việt Nam, loài cá này phân bố chủ yếu quanh vùng cửa sông, châu thổ sông Hồng và Cửu Long với số lượng lớn nhất tại vùng cửa sông Hồng.
Thịt cá sủ vàng ăn tươi có mùi vị thơm ngon, bóng cá phơi khô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt cá còn được sử dụng làm thuốc chữa một số bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh nấm tổ đỉa, óc cá làm thuốc chữa bệnh thần kinh rất có giá trị trong y học.
Loài cá này từ lâu đời nay vẫn là món ăn “cao lương mỹ vị”, nhất là món bóng cá. Người Trung Quốc cho rằng, ăn cá sủ vàng có nhiều may mắn và làm ăn phát đạt. Vì vậy, ngay cả khi chưa phát hiện về giá trị y dược của bóng cá và thịt cá, loài cá vẫn được nhiều người ưa chuộng.
Ngoài ra, với y học hiện đại, bong bóng cá sủ vàng được dùng để sản xuất chỉ khâu tự phân hủy trong những ca phẫu thuật. Chỉ này không gây tổn thương đối với mô, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm. Chỉ tự tiêu làm từ bong bóng cá sủ vàng được y học các nước phát triển sử dụng rất hữu hiệu.