Chủ nhân của biệt danh “ Người khổng lồ Ireland” chính là Charles Byrne sinh năm 1761 tại Quận Londonderry, Bắc Ireland. Ông bị mắc bệnh khổng lồ, cơ thể to lớn hơn người với chiều cao 2,54m.Chỉ vì thân hình quá khổ của mình mà Charles Byrne đã phải gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống. Thậm chí đến khi ông chết mọi người vẫn luôn bàn tàn về ông.Tâm nguyện của Charles Byrne là sau khi chết sẽ được chôn xác xuống đáy biển, tuy nhiên hiện tại bộ xương của Charles Byrne vẫn đang được trưng bày tại Bảo tàng Hunterian tại London, Anh.Vốn dĩ hài cốt của Charles Byrne sẽ được các bạn của ông đem đi thủy táng theo di nguyện cuối cùng của ông. Nhưng bác sĩ phẫu thuật người Scotland, John Hunter lại không cho phép điều đó xảy ra.John Hunter đã thuê một người trộm xác Charles Byrne, rồi đánh tráo bộ xương bằng những hòn đá. Và rồi John Hunter đã sở hữu được bộ xương mà ông đã thèm khát bấy lâu.Bộ xương nằm trong bảo tàng của Hunter từ đó tới nay, dù gây nhiều tranh cãi.Năm 1793, John Hunter chết ở tuổi 65 vì một cơn đau tim. Toàn bộ bộ sưu tập của anh ấy được chính phủ mua lại. Họ giao khối tài sản cho Đại học Phẫu thuật Hoàng gia Anh, với nhiệm vụ biến nó thành một bảo tàng giải phẫu học mang tên Hunterian.Bằng cách này, bộ xương của Byrne đã tiếp tục đứng đó trong suốt 200 năm - thách thức những nguyên tắc đạo đức, khoa học và cả pháp lý.Không ai biết họ nên làm gì với hài cốt của Byrne. Bảo tàng nói bộ xương đã là tài sản của họ, trong khi các luật sư nói tất cả mọi người phải tôn trọng ý nguyện được chôn cất dưới biển của Byrne khi còn sống.Các nhà khoa học không muốn điều đó, họ nói mình cần giữ lại bộ xương để nghiên cứu về hội chứng người khổng lồ, những kiến thức này sau đó sẽ giúp ích những hậu thế cũng đang mắc phải tình trạng tương tự như Byrne.Nhưng những nhà đạo đức nói rằng bởi các nhà khoa học đã trích xuất được DNA của anh ấy, người khổng lồ Ireland nên được yên nghỉ.Mặc dù vậy, Byrne nên được yên nghỉ như thế nào thì lại là một câu hỏi bỏ ngỏ. Vụ việc này trở thành một trong những cuộc tranh cãi lớn nhất trong lịch sử y học nước Anh.>>>Xem thêm video: Sốc với sự thật về xác ướp “mặt người mình cá” bí ẩn.
Chủ nhân của biệt danh “ Người khổng lồ Ireland” chính là Charles Byrne sinh năm 1761 tại Quận Londonderry, Bắc Ireland. Ông bị mắc bệnh khổng lồ, cơ thể to lớn hơn người với chiều cao 2,54m.
Chỉ vì thân hình quá khổ của mình mà Charles Byrne đã phải gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống. Thậm chí đến khi ông chết mọi người vẫn luôn bàn tàn về ông.
Tâm nguyện của Charles Byrne là sau khi chết sẽ được chôn xác xuống đáy biển, tuy nhiên hiện tại bộ xương của Charles Byrne vẫn đang được trưng bày tại Bảo tàng Hunterian tại London, Anh.
Vốn dĩ hài cốt của Charles Byrne sẽ được các bạn của ông đem đi thủy táng theo di nguyện cuối cùng của ông. Nhưng bác sĩ phẫu thuật người Scotland, John Hunter lại không cho phép điều đó xảy ra.
John Hunter đã thuê một người trộm xác Charles Byrne, rồi đánh tráo bộ xương bằng những hòn đá. Và rồi John Hunter đã sở hữu được bộ xương mà ông đã thèm khát bấy lâu.
Bộ xương nằm trong bảo tàng của Hunter từ đó tới nay, dù gây nhiều tranh cãi.
Năm 1793, John Hunter chết ở tuổi 65 vì một cơn đau tim. Toàn bộ bộ sưu tập của anh ấy được chính phủ mua lại. Họ giao khối tài sản cho Đại học Phẫu thuật Hoàng gia Anh, với nhiệm vụ biến nó thành một bảo tàng giải phẫu học mang tên Hunterian.
Bằng cách này, bộ xương của Byrne đã tiếp tục đứng đó trong suốt 200 năm - thách thức những nguyên tắc đạo đức, khoa học và cả pháp lý.
Không ai biết họ nên làm gì với hài cốt của Byrne. Bảo tàng nói bộ xương đã là tài sản của họ, trong khi các luật sư nói tất cả mọi người phải tôn trọng ý nguyện được chôn cất dưới biển của Byrne khi còn sống.
Các nhà khoa học không muốn điều đó, họ nói mình cần giữ lại bộ xương để nghiên cứu về hội chứng người khổng lồ, những kiến thức này sau đó sẽ giúp ích những hậu thế cũng đang mắc phải tình trạng tương tự như Byrne.
Nhưng những nhà đạo đức nói rằng bởi các nhà khoa học đã trích xuất được DNA của anh ấy, người khổng lồ Ireland nên được yên nghỉ.
Mặc dù vậy, Byrne nên được yên nghỉ như thế nào thì lại là một câu hỏi bỏ ngỏ. Vụ việc này trở thành một trong những cuộc tranh cãi lớn nhất trong lịch sử y học nước Anh.