Roland Borsky bắt đầu làm việc cho một công ty sửa chữa thiết bị Apple tại Vienna, Áo từ năm 1980. Hiện tại, bộ sưu tập hàng Apple tại nhà anh đã lên đến con số 1.100 thiết bị, nhiều hơn cả số món đồ ở Bảo tàng Apple tại Prague, Cộng hòa Czech, nơi được xem là bảo tàng Táo khuyết lớn nhất thế giới.Roland Borsky xin hoặc mua lại những thiết bị mà người dùng không cần đến. "Cũng giống như những người có sở thích sưu tầm xe hơi hay nhiều thứ khác, đây là niềm đam mê của tôi", anh nói. Trong ảnh, Borsky đang cầm chiếc máy ảnh Quicktake ra đời năm 1994.Còn đây là eMate 300, hình mẫu đầu tiên của chiếc Macbook sau này.Chiếc Newton, một thiết bị số hỗ trợ cá nhân ra đời năm 1993 và ngừng sản xuất năm 1998, cũng được xem như "ông tổ" của iPhone.Nhà sản xuất iPhone mở cửa hàng đầu tiên tại Vienna hồi tháng 2 năm nay. Chính sự phát triển của Apple đã khiến những người làm công việc như Borsky trở nên khó khăn . "Các bộ phận trên những thiết bị mới cũng khó sửa chữa hơn", anh nói.Borsky hiện rơi vào hoàn cảnh khó khăn với số nợ khoảng 20.000 đến 30.000 USD (699 triệu đồng). Anh hy vọng ai đó sẽ mua lại bộ sưu tập của mình và mang đi trưng bày.Những chiếc Macintosh SE đặt trên kệ. Sản phẩm được Apple bán ra trên thị trường từ tháng 3/1987 đến tháng 10/1990.Một phần màn hình iMac đặt trên sàn nhà. Do số lượng thiết bị quá nhiều, Borsky buộc phải chuyển phần lớn ra nhà kho ở ngoại thành.Đây là bàn phím của Macintosh với logo cũ nhiều màu của Apple.Phía sau văn phòng làm việc cũng được Borsky tận dụng làm nơi lưu trữ.Khi được hỏi sẽ làm gì nếu không ai mua lại, Borsky cho biết anh buộc phải phá bỏ tất cả bởi không còn đủ khả năng thuê nhà kho.Borsky đang mở một gian hàng triển lãm nhỏ cho khách tham quan ở Vienna. Mong ước của người đàn ông 54 tuổi này là bộ sưu tập sẽ có nơi "trú ngụ" lâu dài.
Roland Borsky bắt đầu làm việc cho một công ty sửa chữa thiết bị Apple tại Vienna, Áo từ năm 1980. Hiện tại, bộ sưu tập hàng Apple tại nhà anh đã lên đến con số 1.100 thiết bị, nhiều hơn cả số món đồ ở Bảo tàng Apple tại Prague, Cộng hòa Czech, nơi được xem là bảo tàng Táo khuyết lớn nhất thế giới.
Roland Borsky xin hoặc mua lại những thiết bị mà người dùng không cần đến. "Cũng giống như những người có sở thích sưu tầm xe hơi hay nhiều thứ khác, đây là niềm đam mê của tôi", anh nói. Trong ảnh, Borsky đang cầm chiếc máy ảnh Quicktake ra đời năm 1994.
Còn đây là eMate 300, hình mẫu đầu tiên của chiếc Macbook sau này.
Chiếc Newton, một thiết bị số hỗ trợ cá nhân ra đời năm 1993 và ngừng sản xuất năm 1998, cũng được xem như "ông tổ" của iPhone.
Nhà sản xuất iPhone mở cửa hàng đầu tiên tại Vienna hồi tháng 2 năm nay. Chính sự phát triển của Apple đã khiến những người làm công việc như Borsky trở nên khó khăn . "Các bộ phận trên những thiết bị mới cũng khó sửa chữa hơn", anh nói.
Borsky hiện rơi vào hoàn cảnh khó khăn với số nợ khoảng 20.000 đến 30.000 USD (699 triệu đồng). Anh hy vọng ai đó sẽ mua lại bộ sưu tập của mình và mang đi trưng bày.
Những chiếc Macintosh SE đặt trên kệ. Sản phẩm được Apple bán ra trên thị trường từ tháng 3/1987 đến tháng 10/1990.
Một phần màn hình iMac đặt trên sàn nhà. Do số lượng thiết bị quá nhiều, Borsky buộc phải chuyển phần lớn ra nhà kho ở ngoại thành.
Đây là bàn phím của Macintosh với logo cũ nhiều màu của Apple.
Phía sau văn phòng làm việc cũng được Borsky tận dụng làm nơi lưu trữ.
Khi được hỏi sẽ làm gì nếu không ai mua lại, Borsky cho biết anh buộc phải phá bỏ tất cả bởi không còn đủ khả năng thuê nhà kho.
Borsky đang mở một gian hàng triển lãm nhỏ cho khách tham quan ở Vienna. Mong ước của người đàn ông 54 tuổi này là bộ sưu tập sẽ có nơi "trú ngụ" lâu dài.