Hồ Ba Bể theo tiếng địa phương là "Slam Pé" (ba hồ). Ba nhánh của hồ thông nhau được gọi tên là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng.Theo truyền thuyết, xưa ở vùng này, dân làng tổ chức lễ cúng Phật lớn. Một hôm có bà lão bệnh cùi đến xin ăn. Ai cũng xua đuổi, chỉ có hai mẹ con góa phụ cho bà ăn uống, ngủ nghỉ. Nửa đêm, hai mẹ con thức giấc thấy con giao long lớn.Sáng ra, bà lão cho biết sẽ có một trận đại hồng thủy và cho hai mẹ con hai vỏ trấu. Trận lụt lớn xuất hiện sau đó. Khắp nơi bị ngập, nhưng nhà mẹ con góa phụ luôn dâng cao khỏi nước. Họ thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước lập tức biến thành hai chiếc thuyền cứu người.Những chỗ bị nước ngập hoá thành 3 cái hồ mênh mông như biển, nên người ta gọi là hồ Ba Bể.Ngày nay, theo các nhà khoa học, hồ Ba Bể hình thành cách đây khoảng 200 triệu năm do một biến động địa chất lớn, làm sụt lún các dãy núi đá vôi tạo thành hồ.Vì thế hồ được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi xen lẫn sa thạch cổ và các cánh rừng nguyên sinh. Địa chất và địa mạo của hồ Ba Bể hết sức phức tạp dẫn đến sự tạo thành các phong cảnh đẹp ngoạn mục với cấu trúc địa chất và đất đai có một không hai, khó có thể bắt gặp ở các nơi khác trên thế giới.Hồ có chiều dài hơn 8km, diện tích mặt nước khoảng 500ha, sâu khoảng 20m với nhiều loài thủy vật và cá nước ngọt sinh sống, trong đó có nhiều loài đặc biệt quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam như cá chép Kình, cá Rầm Xanh, cá Chiên…Đặc biệt có điều kỳ lạ là từ xa xưa, nước hồ luôn ngăn ngắt xanh trong dù mùa lũ hai con sông Tà Hán và Chợ Lên có đổ nước đục vào, hồ Ba Bể vẫn trong leo lẻo.Giữa hồ, có một hòn đảo nhỏ xinh xắn gọi là đảo Bà Góa. Đảo được tạo thành bởi những phiến đá to nhỏ, xếp chồng lên nhau, cây cối xanh tốt quanh năm. Đảo Bà Góa được coi là miếu thờ hai mẹ con người đàn bà tốt bụng năm xưa.Thuyền độc mộc là “đặc sản” của hồ Ba Bể. Gọi là độc mộc vì cả chiếc thuyền chỉ làm duy nhất bằng một khúc gỗ. Cây to được thuyền to. Thuyền rất dài, nhưng chiều ngang hẹp nên chỉ chở được hai người.Nhớ hai mảnh vỏ trấu làm thành thuyền giúp người ta qua cơn hoạn nạn trong truyền thuyết, nên người dân ở đây rất coi trọng thuyền. Ngay từ bé, trẻ con ở đây đã được cha mẹ dạy làm quen với nước, bơi thuyền và đánh bắt cá. Phụ nữ Tày ở Ba Bể chèo thuyền cực giỏi.Ngoài ra, từ ngày mồng 9 - 11 tháng Giêng hàng năm, bên bờ hồ Ba Bể có hội "Lồng tồng" (lễ xuống đồng) của người dân tộc sống trong vùng. Đây là một trong những lễ hội lồng tồng lớn nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.Hội lồng tồng tại vùng hồ Ba Bể có từ thời xa xưa. Phần lễ là nghi thức dâng hương, cúng tiến lễ vật và lễ khấn nguyện thần linh để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu... Phần hội là các trò chơi: đua thuyền độc mộc, bắt vịt trên hồ…Mời độc giả xem video: Sinh viên thuê trọ giá rẻ trong các biệt thự. Nguồn: VTV24.
Hồ Ba Bể theo tiếng địa phương là "Slam Pé" (ba hồ). Ba nhánh của hồ thông nhau được gọi tên là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng.
Theo truyền thuyết, xưa ở vùng này, dân làng tổ chức lễ cúng Phật lớn. Một hôm có bà lão bệnh cùi đến xin ăn. Ai cũng xua đuổi, chỉ có hai mẹ con góa phụ cho bà ăn uống, ngủ nghỉ. Nửa đêm, hai mẹ con thức giấc thấy con giao long lớn.
Sáng ra, bà lão cho biết sẽ có một trận đại hồng thủy và cho hai mẹ con hai vỏ trấu. Trận lụt lớn xuất hiện sau đó. Khắp nơi bị ngập, nhưng nhà mẹ con góa phụ luôn dâng cao khỏi nước. Họ thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước lập tức biến thành hai chiếc thuyền cứu người.
Những chỗ bị nước ngập hoá thành 3 cái hồ mênh mông như biển, nên người ta gọi là hồ Ba Bể.
Ngày nay, theo các nhà khoa học, hồ Ba Bể hình thành cách đây khoảng 200 triệu năm do một biến động địa chất lớn, làm sụt lún các dãy núi đá vôi tạo thành hồ.
Vì thế hồ được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi xen lẫn sa thạch cổ và các cánh rừng nguyên sinh.
Địa chất và địa mạo của hồ Ba Bể hết sức phức tạp dẫn đến sự tạo thành các phong cảnh đẹp ngoạn mục với cấu trúc địa chất và đất đai có một không hai, khó có thể bắt gặp ở các nơi khác trên thế giới.
Hồ có chiều dài hơn 8km, diện tích mặt nước khoảng 500ha, sâu khoảng 20m với nhiều loài thủy vật và cá nước ngọt sinh sống, trong đó có nhiều loài đặc biệt quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam như cá chép Kình, cá Rầm Xanh, cá Chiên…
Đặc biệt có điều kỳ lạ là từ xa xưa, nước hồ luôn ngăn ngắt xanh trong dù mùa lũ hai con sông Tà Hán và Chợ Lên có đổ nước đục vào, hồ Ba Bể vẫn trong leo lẻo.
Giữa hồ, có một hòn đảo nhỏ xinh xắn gọi là đảo Bà Góa. Đảo được tạo thành bởi những phiến đá to nhỏ, xếp chồng lên nhau, cây cối xanh tốt quanh năm. Đảo Bà Góa được coi là miếu thờ hai mẹ con người đàn bà tốt bụng năm xưa.
Thuyền độc mộc là “đặc sản” của hồ Ba Bể. Gọi là độc mộc vì cả chiếc thuyền chỉ làm duy nhất bằng một khúc gỗ. Cây to được thuyền to. Thuyền rất dài, nhưng chiều ngang hẹp nên chỉ chở được hai người.
Nhớ hai mảnh vỏ trấu làm thành thuyền giúp người ta qua cơn hoạn nạn trong truyền thuyết, nên người dân ở đây rất coi trọng thuyền. Ngay từ bé, trẻ con ở đây đã được cha mẹ dạy làm quen với nước, bơi thuyền và đánh bắt cá. Phụ nữ Tày ở Ba Bể chèo thuyền cực giỏi.
Ngoài ra, từ ngày mồng 9 - 11 tháng Giêng hàng năm, bên bờ hồ Ba Bể có hội "Lồng tồng" (lễ xuống đồng) của người dân tộc sống trong vùng. Đây là một trong những lễ hội lồng tồng lớn nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Hội lồng tồng tại vùng hồ Ba Bể có từ thời xa xưa. Phần lễ là nghi thức dâng hương, cúng tiến lễ vật và lễ khấn nguyện thần linh để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu... Phần hội là các trò chơi: đua thuyền độc mộc, bắt vịt trên hồ…
Mời độc giả xem video: Sinh viên thuê trọ giá rẻ trong các biệt thự. Nguồn: VTV24.