Khi kiểm tra một địa điểm khảo cổ gần khu vực Căn cứ Không quân Hill, sa mạc Great Salt Lake, Utah, Mỹ, các nhà khảo cổ tình cờ phát hiện những " dấu chân ma" được in lên mặt cát.Các nhà khảo cổ vô cùng bất ngờ khi phát hiện một điều đặc biệt về những "dấu chân ma" đó. Chúng chỉ xuất hiện sau khi trời mưa và dần "biến mất" khi bề mặt khô đi dưới ánh nắng Mặt trời.Ban đầu, nhóm nghiên cứu chỉ tìm thấy một vài dấu chân. Thế nhưng, sau khi quét toàn bộ khu vực xung quanh bằng radar xuyên bề mặt (GPR), họ đã phát hiện ra ít nhất 88 dấu chân riêng lẻ của cả người lớn và trẻ em.Theo các chuyên gia, những dấu chân này có niên đại ít nhất 10.000 năm tuổi. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu nhận định chúng có thể có cách đây khoảng 12.000 năm.Sa mạc Great Salt Lake từng được bao phủ bởi một hồ nước mặn rộng lớn, tương tự như hồ nước cùng tên lớn nhất tại Tây Bán cầu. Tuy nhiên, trải qua nhiều thế kỷ, hồ đã cạn khô nước do biến đổi khí hậu vào cuối kỷ băng hà.Trong suốt giai đoạn này, con người đã tới khu vực này và để lại những dấu chân trên bề mặt."Những người cổ đại dường như đã đi bộ rất nhiều tại đây, trên vùng nước nông và cát nhanh chóng lấp đầy dấu chân của họ, giống như điều mà chúng ta bắt gặp ở các bãi biển", nhà khảo cổ học kiêm trưởng nhóm nghiên cứu Daron Duke cho biết.Lý giải cho việc các dấu chân thoắt ẩn thoắt hiện, nhà khảo cổ học Duke cho rằng, khi mưa trút xuống cũng là lúc nước nhanh chóng được hấp thụ sâu vào lớp trầm tích bên dưới.Điều này khiến mặt đất trở lại với màu sắc bình thường vốn có. Lúc này, những dấu chân in dưới bùn sẫm màu sẽ được hiện lên, nổi bật so với môi trường xung quanh.Mời độc giả xem video: Trào lưu phủ xanh sa mạc. Nguồn: VTV24.
Khi kiểm tra một địa điểm khảo cổ gần khu vực Căn cứ Không quân Hill, sa mạc Great Salt Lake, Utah, Mỹ, các nhà khảo cổ tình cờ phát hiện những " dấu chân ma" được in lên mặt cát.
Các nhà khảo cổ vô cùng bất ngờ khi phát hiện một điều đặc biệt về những "dấu chân ma" đó. Chúng chỉ xuất hiện sau khi trời mưa và dần "biến mất" khi bề mặt khô đi dưới ánh nắng Mặt trời.
Ban đầu, nhóm nghiên cứu chỉ tìm thấy một vài dấu chân. Thế nhưng, sau khi quét toàn bộ khu vực xung quanh bằng radar xuyên bề mặt (GPR), họ đã phát hiện ra ít nhất 88 dấu chân riêng lẻ của cả người lớn và trẻ em.
Theo các chuyên gia, những dấu chân này có niên đại ít nhất 10.000 năm tuổi. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu nhận định chúng có thể có cách đây khoảng 12.000 năm.
Sa mạc Great Salt Lake từng được bao phủ bởi một hồ nước mặn rộng lớn, tương tự như hồ nước cùng tên lớn nhất tại Tây Bán cầu. Tuy nhiên, trải qua nhiều thế kỷ, hồ đã cạn khô nước do biến đổi khí hậu vào cuối kỷ băng hà.
Trong suốt giai đoạn này, con người đã tới khu vực này và để lại những dấu chân trên bề mặt.
"Những người cổ đại dường như đã đi bộ rất nhiều tại đây, trên vùng nước nông và cát nhanh chóng lấp đầy dấu chân của họ, giống như điều mà chúng ta bắt gặp ở các bãi biển", nhà khảo cổ học kiêm trưởng nhóm nghiên cứu Daron Duke cho biết.
Lý giải cho việc các dấu chân thoắt ẩn thoắt hiện, nhà khảo cổ học Duke cho rằng, khi mưa trút xuống cũng là lúc nước nhanh chóng được hấp thụ sâu vào lớp trầm tích bên dưới.
Điều này khiến mặt đất trở lại với màu sắc bình thường vốn có. Lúc này, những dấu chân in dưới bùn sẫm màu sẽ được hiện lên, nổi bật so với môi trường xung quanh.
Mời độc giả xem video: Trào lưu phủ xanh sa mạc. Nguồn: VTV24.