Quần đảo Svalbard ở vùng Bắc Cực. Suốt 6 tháng trong năm, quần đảo chìm trong bóng tối vì trục nghiêng của Trái Đất.Những cơn gió chết người, cái giá lạnh khắc nghiệt và tình trạng thiếu dưỡng chất ở vùng cực là thử thách lớn đối với cây cối nơi đây.Vậy mà, có một loài hoa có tên khoa học “Silene acaulis”, còn được gọi là cây la bàn đã tìm ra được phương cách để sinh tồn với sức mạnh "ma thuật".Các chuyên gia về cây vùng núi dành nhiều thời gian nghiên cứu loài cây la bàn Silene acaulis đã nhận thấy, hình dạng và khung cây chính là giải pháp hữu hiệu để loài cây này đương đầu với điều kiện khắc nghiệt nơi đây.Cây có hình dạng và khung cây khá đặc biệt để đương đầu với những cơn gió chết người, cái giá lạnh khắc nghiệt và tình trạng thiếu dưỡng chất. Đó là mọc những chiếc vòm dày để giữ lại nhiệt lượng.Vào những ngày có nắng, nhiệt độ ngoài trời chỉ ở ngưỡng nhỉnh hơn mức đóng băng, nhưng trong trung tâm những chòm cây này, nhiệt độ được đo lên đến 30 độ C.Nhưng khi mùa xuân quay trở lại, ánh sáng mặt trời lại chảy đầy trên khắp quần đảo, cũng là lúc cây la bàn Silene acaulis bung nở khoe vẻ đẹp diễm lệ.Trong hành trình vòng quanh đường chân trời, cường độ ánh sáng mặt trời sẽ thay đổi. Hình dạng mọc của cây la bàn không chỉ giúp chúng tăng nhiệt độ bên trong mà còn góp phần kéo dài thời gian hoa nở.Nguồn nhiệt tích lũy trong cây la bàn không đều, mà sẽ cao hơn ở phía mái vòm nhìn về hướng nam so với ở hướng bắc. Nên mỗi bông hoa chỉ nở trong một tuần, nhưng cả cây sẽ nở hoa trong cả tháng”.Vì đặc tính nở hoa từ nam đến bắc như vậy, nhiều nhà thám hiểm cổ đại đã sử dụng cây la bàn để xác định phương hướng, và đó cũng là lí do loài cây này có tên là cây la bàn.Tại vùng cực, mùa phát triển của cây cối vô cùng ngắn. Tuy nhiên, những loài cây la bàn có khả năng sống đến 300 tuổi.Điều này đồng nghĩa với việc một số cây la bàn mọc ở Svalbard ngày nay chỉ nhỉnh hơn giai đoạn cây con vào thời nước Anh còn nằm dưới sự trị vì của Vua George II đầu thế kỉ 18.Nhiệm vụ duy trì "nòi giống" của cây la bàn đó là chỉ cần tạo ra một hạt giống để thay thế chính mình. Khi hoa tàn, nhiệt độ được bẫy lại bên trong mái vòm sẽ bảo bọc cho sự phát triển của hạt giống.Khi thoát ra khỏi lớp nang, hạt giống của cây la bàn sẽ chu du vào cuộc sống hoang dã của Bắc cực, tiếp tục cuộc sống kỳ diệu của "tổ tiên" mình.Ở một thế giới nơi một bông hoa có thể phải cần đến 3 thế kỉ để tạo ra “người kế nghiệp”, thì sự ngoan cường chính là thứ vũ khí bí mật của loài cây la bàn.Mời quý độc giả xem video: "Những cây có hình thù kỳ dị: Cây như quái vật, cây như ác quỷ".
Quần đảo Svalbard ở vùng Bắc Cực. Suốt 6 tháng trong năm, quần đảo chìm trong bóng tối vì trục nghiêng của Trái Đất.
Những cơn gió chết người, cái giá lạnh khắc nghiệt và tình trạng thiếu dưỡng chất ở vùng cực là thử thách lớn đối với cây cối nơi đây.
Vậy mà, có một loài hoa có tên khoa học “Silene acaulis”, còn được gọi là cây la bàn đã tìm ra được phương cách để sinh tồn với sức mạnh "ma thuật".
Các chuyên gia về cây vùng núi dành nhiều thời gian nghiên cứu loài cây la bàn Silene acaulis đã nhận thấy, hình dạng và khung cây chính là giải pháp hữu hiệu để loài cây này đương đầu với điều kiện khắc nghiệt nơi đây.
Cây có hình dạng và khung cây khá đặc biệt để đương đầu với những cơn gió chết người, cái giá lạnh khắc nghiệt và tình trạng thiếu dưỡng chất. Đó là mọc những chiếc vòm dày để giữ lại nhiệt lượng.
Vào những ngày có nắng, nhiệt độ ngoài trời chỉ ở ngưỡng nhỉnh hơn mức đóng băng, nhưng trong trung tâm những chòm cây này, nhiệt độ được đo lên đến 30 độ C.
Nhưng khi mùa xuân quay trở lại, ánh sáng mặt trời lại chảy đầy trên khắp quần đảo, cũng là lúc cây la bàn Silene acaulis bung nở khoe vẻ đẹp diễm lệ.
Trong hành trình vòng quanh đường chân trời, cường độ ánh sáng mặt trời sẽ thay đổi. Hình dạng mọc của cây la bàn không chỉ giúp chúng tăng nhiệt độ bên trong mà còn góp phần kéo dài thời gian hoa nở.
Nguồn nhiệt tích lũy trong cây la bàn không đều, mà sẽ cao hơn ở phía mái vòm nhìn về hướng nam so với ở hướng bắc. Nên mỗi bông hoa chỉ nở trong một tuần, nhưng cả cây sẽ nở hoa trong cả tháng”.
Vì đặc tính nở hoa từ nam đến bắc như vậy, nhiều nhà thám hiểm cổ đại đã sử dụng cây la bàn để xác định phương hướng, và đó cũng là lí do loài cây này có tên là cây la bàn.
Tại vùng cực, mùa phát triển của cây cối vô cùng ngắn. Tuy nhiên, những loài cây la bàn có khả năng sống đến 300 tuổi.
Điều này đồng nghĩa với việc một số cây la bàn mọc ở Svalbard ngày nay chỉ nhỉnh hơn giai đoạn cây con vào thời nước Anh còn nằm dưới sự trị vì của Vua George II đầu thế kỉ 18.
Nhiệm vụ duy trì "nòi giống" của cây la bàn đó là chỉ cần tạo ra một hạt giống để thay thế chính mình. Khi hoa tàn, nhiệt độ được bẫy lại bên trong mái vòm sẽ bảo bọc cho sự phát triển của hạt giống.
Khi thoát ra khỏi lớp nang, hạt giống của cây la bàn sẽ chu du vào cuộc sống hoang dã của Bắc cực, tiếp tục cuộc sống kỳ diệu của "tổ tiên" mình.
Ở một thế giới nơi một bông hoa có thể phải cần đến 3 thế kỉ để tạo ra “người kế nghiệp”, thì sự ngoan cường chính là thứ vũ khí bí mật của loài cây la bàn.
Mời quý độc giả xem video: "Những cây có hình thù kỳ dị: Cây như quái vật, cây như ác quỷ".