Cánh đồng chum Xiêng Khoảng có khoảng 52 địa điểm với khoảng hơn 2.000 chum lớn nhỏ. Tập trung chủ yếu ở 3 bản: bản Ang, Lắt Sén và Bản Sua. Trong đó, Bản Ang được chú ý nhất bởi có số lượng chum hơn 334 chiếc chum đá lớn nhỏ đã được tìm thấy ở đây. Cái lớn nhất có đường kính 2,5 m và cao tới 2,57 m, nặng đến hàng tấn. Cái nhỏ nhất chỉ cỡ một người ôm. Đa phần những chiếc chum không có nắp với đủ dạng vuông tròn, không cái nào giống cái nào.
Theo truyền thuyết địa phương, những chiếc chum đá do người khổng lồ tạo ra vì vua của họ cần tìm nơi cất rượu gạo. Số rượu này được đưa đến để kỷ niệm chiến thắng của vua thiện Khun Jeuam chống lại vua ác Chao Angka.
Tất cả những chiếc chum nơi đây đều được làm từ đá, chủ yếu là đá granite. Một số chum được làm từ đá sa thạch có chứa thạch anh fenspat và mica.
Các nhà khảo cổ tin rằng các chum này có niên đại 1.500 đến 2.000 năm, được những người thuộc nhóm Môn-Khmer làm ra.
Phần lớn các hiện vật khai quật có niên đại 500 trước Công nguyên - 800 sau Công Nguyên. Các nhà nhân loại và khảo cổ học cho rằng có thể các chum này đã được sử dụng để đựng di cốt hoặc chứa thực phẩm.
Hiện chỉ còn một chiếc chum duy nhất có nắp đậy, còn lại có một số tảng đá nằm rải rác trên cánh đồng được các nhà khảo cổ cho là những chiếc nắp đang được làm dang dở hoặc đã bỏ đi.
Nhà khảo cổ học người Pháp tên là Madeleine Colani, đến từ viện khảo cổ Viễn Đông Bắc, đã bắt đầu nghiên cứu về cánh đồng chum từ năm 1930. Bà đã đưa ra giả thuyết có thể khu vực này từng là nghĩa trang chôn cất và người ta sử dụng những chiếc chum đá để đựng hài cốt hay chứa thực phẩm. Đây là có thể là nơi dừng chân trên tuyến đường thương mại cổ và đặc biệt với ngành thương mại muối.
Hàng năm, rất đông du khách trên khắp thế giới đến tham quan cánh đồng chum có lẽ tò mò về sự bí ẩn của nó. Người cổ đại tạo ra những chiếc chum với trình độ hiểu biết nhất định về vật liệu và phương pháp phù hợp. Nhiều khả năng họ sử dụng đục sắt để gọt đẽo dù chưa có bằng chứng xác nhận giả thuyết này. Các nhà khoa học biết rất ít về tác giả của cánh đồng chum khổng lồ. Bản thân những chiếc chum cũng không cung cấp nhiều gợi ý về xuất xứ hay mục đích sử dụng của chúng.
Cánh đồng chum (tiếng Lào là Thoong hảy hín) nằm trên cao nguyên thuộc tỉnh Xiêng Khoảng, cách Phonesavanh từ 25 - 30km. Cánh đồng chum với nhiều huyền thoại, cho đến bây giờ người ta vẫn chưa rõ nguồn gốc của nó.
Hiện nay ở nơi đây có 3 địa điểm được khai thác đưa du khách vào tham quan, phần còn lại do bom mìn sót lại của chiến tranh chưa được rà phá nên chưa mở cửa chào đón du khách.
Chiếc chum đá nửa chìm nửa nổi trên mặt đất trong khu vực được phép tham quan.
"Được hình thành từ khi nào, do ai tạo ra?" vẫn là những câu hỏi bí ẩn hấp dẫn du khách đến với cánh đồng chum.
Những chiếc chum bằng đá kì lạ cao đến một vài mét, nặng từ 600 kg đến một tấn nằm đơn lẻ hay quy tụ thành từng nhóm ngổn ngang trên nền đất khô cằn rộng khoảng 25 hecta.
Là khu du lịch nổi tiếng của Lào, cánh đồng chum luôn thu hút rất đông du khách thăm quan.
Tại khu vực này tồn tại chiếc hang được cho là nơi để thiêu xác người, trong ảnh là cửa hang.
Trần hang có 2 chiếc lỗ thông hơi để khói bay lên trên. Đã có nhiều di cốt được tìm thấy tại đây.
Hình nhân xếp bằng những hòn đá được người dân, khách thăm quan xếp nhằm tưởng nhớ những linh hồn đã khuất.
Cánh đồng chum vẫn là một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Những quả bom chưa nổ sót lại, vẫn thỉnh thoảng gây thương tích cho con người. Du khách đến đây chỉ được tham quan an toàn ở 3 vị trí là Vị trí 1, 2, 3 và phải theo chỉ dẫn của các biển báo các quả bom chưa nổ.
Cánh đồng chum Xiêng Khoảng có khoảng 52 địa điểm với khoảng hơn 2.000 chum lớn nhỏ. Tập trung chủ yếu ở 3 bản: bản Ang, Lắt Sén và Bản Sua. Trong đó, Bản Ang được chú ý nhất bởi có số lượng chum hơn 334 chiếc chum đá lớn nhỏ đã được tìm thấy ở đây. Cái lớn nhất có đường kính 2,5 m và cao tới 2,57 m, nặng đến hàng tấn. Cái nhỏ nhất chỉ cỡ một người ôm. Đa phần những chiếc chum không có nắp với đủ dạng vuông tròn, không cái nào giống cái nào.
Theo truyền thuyết địa phương, những chiếc chum đá do người khổng lồ tạo ra vì vua của họ cần tìm nơi cất rượu gạo. Số rượu này được đưa đến để kỷ niệm chiến thắng của vua thiện Khun Jeuam chống lại vua ác Chao Angka.
Tất cả những chiếc chum nơi đây đều được làm từ đá, chủ yếu là đá granite. Một số chum được làm từ đá sa thạch có chứa thạch anh fenspat và mica.
Các nhà khảo cổ tin rằng các chum này có niên đại 1.500 đến 2.000 năm, được những người thuộc nhóm Môn-Khmer làm ra.
Phần lớn các hiện vật khai quật có niên đại 500 trước Công nguyên - 800 sau Công Nguyên. Các nhà nhân loại và khảo cổ học cho rằng có thể các chum này đã được sử dụng để đựng di cốt hoặc chứa thực phẩm.
Hiện chỉ còn một chiếc chum duy nhất có nắp đậy, còn lại có một số tảng đá nằm rải rác trên cánh đồng được các nhà khảo cổ cho là những chiếc nắp đang được làm dang dở hoặc đã bỏ đi.
Nhà khảo cổ học người Pháp tên là Madeleine Colani, đến từ viện khảo cổ Viễn Đông Bắc, đã bắt đầu nghiên cứu về cánh đồng chum từ năm 1930. Bà đã đưa ra giả thuyết có thể khu vực này từng là nghĩa trang chôn cất và người ta sử dụng những chiếc chum đá để đựng hài cốt hay chứa thực phẩm. Đây là có thể là nơi dừng chân trên tuyến đường thương mại cổ và đặc biệt với ngành thương mại muối.
Hàng năm, rất đông du khách trên khắp thế giới đến tham quan cánh đồng chum có lẽ tò mò về sự bí ẩn của nó. Người cổ đại tạo ra những chiếc chum với trình độ hiểu biết nhất định về vật liệu và phương pháp phù hợp. Nhiều khả năng họ sử dụng đục sắt để gọt đẽo dù chưa có bằng chứng xác nhận giả thuyết này. Các nhà khoa học biết rất ít về tác giả của cánh đồng chum khổng lồ. Bản thân những chiếc chum cũng không cung cấp nhiều gợi ý về xuất xứ hay mục đích sử dụng của chúng.
Cánh đồng chum (tiếng Lào là Thoong hảy hín) nằm trên cao nguyên thuộc tỉnh Xiêng Khoảng, cách Phonesavanh từ 25 - 30km. Cánh đồng chum với nhiều huyền thoại, cho đến bây giờ người ta vẫn chưa rõ nguồn gốc của nó.
Hiện nay ở nơi đây có 3 địa điểm được khai thác đưa du khách vào tham quan, phần còn lại do bom mìn sót lại của chiến tranh chưa được rà phá nên chưa mở cửa chào đón du khách.
Chiếc chum đá nửa chìm nửa nổi trên mặt đất trong khu vực được phép tham quan.
"Được hình thành từ khi nào, do ai tạo ra?" vẫn là những câu hỏi bí ẩn hấp dẫn du khách đến với cánh đồng chum.
Những chiếc chum bằng đá kì lạ cao đến một vài mét, nặng từ 600 kg đến một tấn nằm đơn lẻ hay quy tụ thành từng nhóm ngổn ngang trên nền đất khô cằn rộng khoảng 25 hecta.
Là khu du lịch nổi tiếng của Lào, cánh đồng chum luôn thu hút rất đông du khách thăm quan.
Tại khu vực này tồn tại chiếc hang được cho là nơi để thiêu xác người, trong ảnh là cửa hang.
Trần hang có 2 chiếc lỗ thông hơi để khói bay lên trên. Đã có nhiều di cốt được tìm thấy tại đây.
Hình nhân xếp bằng những hòn đá được người dân, khách thăm quan xếp nhằm tưởng nhớ những linh hồn đã khuất.
Cánh đồng chum vẫn là một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Những quả bom chưa nổ sót lại, vẫn thỉnh thoảng gây thương tích cho con người. Du khách đến đây chỉ được tham quan an toàn ở 3 vị trí là Vị trí 1, 2, 3 và phải theo chỉ dẫn của các biển báo các quả bom chưa nổ.