1. "Loài người ma" ở Tây Phi: Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học California, Mỹ, cho thấy một số quần thể sống ở Tây Phi ngày nay có dấu vết của một loài hominin (loài người) cổ xưa nằm trong DNA của họ. Phát hiện này giống như cách DNA của người Neanderthal vẫn có thể được tìm thấy trong nhiều quần thể người gốc Phi, hay DNA của người Denisovan tồn tại ở những người gốc Á.Tuy nhiên, không giống như hai tộc người "họ hàng" kể trên, khoa học ngày nay chưa thể tìm thấy bất kỳ dấu vết tồn tại nào của loài người cổ đại, hay còn gọi là người "ma" này.Để đi tới phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã phân tích bộ gen của hơn 400 người từ 4 quần thể sống ở Tây Phi, bao gồm người Yoruba và Mende. Sử dụng kỹ thuật xác lập mô hình máy tính, họ phát hiện ra rằng có khoảng từ 2 - 19% mã gen di truyền của quần thể được lấy từ một nguồn không xác định được.Với tỉ lệ nói trên, các cuộc hôn phối dị chủng giữa loài người ma Tây Phi và Homo sapiens cổ đại là cực kỳ phổ biến. 2."Bóng ma Tây Tạng" trong người châu Á: Denisovans cũng là một loài người cổ tuyệt chủng có thời gian chung sống lâu dài với Homo sapiens. Lần đầu tiên, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện một nơi trú ngụ ngay tại châu Á của loài tổ tiên bí ẩn này, chính là động thiêng Baishiya Karst ở Tây Tạng.Người Denisovans được cho là có mức tiến hóa không kém cạnh mấy so với Homo sapiens chúng ta, và đã từng hôn phối dị chủng với tổ tiên chúng ta ở nhiều nơi trên thế giới.Gọi họ là "loài người ma" bởi chưa có bộ hài cốt nào của họ được tìm thấy. Bằng chứng sinh học trực tiếp duy nhất là một ít DNA mờ nhạt tại một hang động khác thuộc Tây Tạng.Thế nhưng người Denisovans vẫn hiện diện rõ ràng trong dòng máu nhiều người châu Á. Một nghiên cứu từng khẳng định 40% người châu Á sở hữu một chiếc chân răng hàm kiểu Denisovans. 1. Dòng máu lạ từ 2 lần hôn phối dị chủng: Nghiên cứu công bố trênPLOS Genetics đã hé lộ về những con người mang dòng máu 3 loài đang sống lẫn trong chính chúng ta.Theo tiến sĩ Adam Siepel từ Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor (Mỹ), một trong các tác giả chính của nghiên cứu, họ đã tìm thấy "DNA ma" trong cơ thể người hiện đại. Nó không được trao trực tiếp cho chúng ta, mà trao cho người Neanderthals vào 200.000-300.000 năm trước.Khoảng 50.000-100.000 năm trước, tổ tiên của chúng ta rời châu Phi, gặp gỡ và giao phối với người Neanderthals, vốn là loài được cho là phát triển ngang ngửa về thể trạng và trí thông minh trong thời điểm đó. Vậy là Homo sapiens gián tiếp thừa hưởng các "DNA ma".Ước tính người hiện đại thừa hưởng tới 3-7% yếu tố di truyền từ vị tổ tiên ma này. Có giả thuyết cho rằng họ là người Homo erectus, một loài cũng rất phát triển và tồn tại trên địa cầu từ 2 triệu năm trước. Giả thuyết vẫn chưa được chứng minh hay bác bỏ bởi cho đến nay, chưa ai giải trình tự được bộ gene Homo erectus.>>>Xem thêm video: Giải mã bí ẩn đằng sau những chiếc bùa hộ mệnh của người Viking. Nguồn: Kienthucnet.
1. "Loài người ma" ở Tây Phi: Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học California, Mỹ, cho thấy một số quần thể sống ở Tây Phi ngày nay có dấu vết của một loài hominin (loài người) cổ xưa nằm trong DNA của họ. Phát hiện này giống như cách DNA của người Neanderthal vẫn có thể được tìm thấy trong nhiều quần thể người gốc Phi, hay DNA của người Denisovan tồn tại ở những người gốc Á.
Tuy nhiên, không giống như hai tộc người "họ hàng" kể trên, khoa học ngày nay chưa thể tìm thấy bất kỳ dấu vết tồn tại nào của loài người cổ đại, hay còn gọi là người "ma" này.
Để đi tới phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã phân tích bộ gen của hơn 400 người từ 4 quần thể sống ở Tây Phi, bao gồm người Yoruba và Mende. Sử dụng kỹ thuật xác lập mô hình máy tính, họ phát hiện ra rằng có khoảng từ 2 - 19% mã gen di truyền của quần thể được lấy từ một nguồn không xác định được.
Với tỉ lệ nói trên, các cuộc hôn phối dị chủng giữa loài người ma Tây Phi và Homo sapiens cổ đại là cực kỳ phổ biến.
2."Bóng ma Tây Tạng" trong người châu Á: Denisovans cũng là một loài người cổ tuyệt chủng có thời gian chung sống lâu dài với Homo sapiens. Lần đầu tiên, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện một nơi trú ngụ ngay tại châu Á của loài tổ tiên bí ẩn này, chính là động thiêng Baishiya Karst ở Tây Tạng.
Người Denisovans được cho là có mức tiến hóa không kém cạnh mấy so với Homo sapiens chúng ta, và đã từng hôn phối dị chủng với tổ tiên chúng ta ở nhiều nơi trên thế giới.
Gọi họ là "loài người ma" bởi chưa có bộ hài cốt nào của họ được tìm thấy. Bằng chứng sinh học trực tiếp duy nhất là một ít DNA mờ nhạt tại một hang động khác thuộc Tây Tạng.
Thế nhưng người Denisovans vẫn hiện diện rõ ràng trong dòng máu nhiều người châu Á. Một nghiên cứu từng khẳng định 40% người châu Á sở hữu một chiếc chân răng hàm kiểu Denisovans.
1. Dòng máu lạ từ 2 lần hôn phối dị chủng: Nghiên cứu công bố trênPLOS Genetics đã hé lộ về những con người mang dòng máu 3 loài đang sống lẫn trong chính chúng ta.
Theo tiến sĩ Adam Siepel từ Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor (Mỹ), một trong các tác giả chính của nghiên cứu, họ đã tìm thấy "DNA ma" trong cơ thể người hiện đại. Nó không được trao trực tiếp cho chúng ta, mà trao cho người Neanderthals vào 200.000-300.000 năm trước.
Khoảng 50.000-100.000 năm trước, tổ tiên của chúng ta rời châu Phi, gặp gỡ và giao phối với người Neanderthals, vốn là loài được cho là phát triển ngang ngửa về thể trạng và trí thông minh trong thời điểm đó. Vậy là Homo sapiens gián tiếp thừa hưởng các "DNA ma".
Ước tính người hiện đại thừa hưởng tới 3-7% yếu tố di truyền từ vị tổ tiên ma này. Có giả thuyết cho rằng họ là người Homo erectus, một loài cũng rất phát triển và tồn tại trên địa cầu từ 2 triệu năm trước. Giả thuyết vẫn chưa được chứng minh hay bác bỏ bởi cho đến nay, chưa ai giải trình tự được bộ gene Homo erectus.
>>>Xem thêm video: Giải mã bí ẩn đằng sau những chiếc bùa hộ mệnh của người Viking. Nguồn: Kienthucnet.