Vào sáng ngày 12/12, các công nhân ở một nhà máy sản xuất iPhone Wistron tại Ấn Độ đang đập phá cửa sổ và đốt phương tiện đi lại để phản đối các vấn đề liên quan đến trả lương, theo nguồn tin từ Times of India.Bộ trưởng Công nghiệp bang Karnataka Jagadish Shettar cho biết cảnh sát đã được điều động để bảo vệ tài sản cho nhà máy trước cuộc bạo động. Ông cũng lên án vụ bạo động này là "đáng tiếc và không thể chấp nhận được”.Sau khi vụ việc xảy ra, cảnh sát đã khẩn trương tới hiện trường để duy trì trật tự, tổng cộng 132 người đã bị bắt, theo thống kê, Wistron bị mất 4,37 tỷ rupee (khoảng 1,4 ngàn tỷ đồng) và hơn 20.000 sản phẩm iPhone bị đánh cắp. Hiện chưa có báo cáo về thương vong.Nhà máy Wistron chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất điện thoại di động iPhone SE series, các sản phẩm IoT và một số thiết bị y tế. Theo báo cáo, dây chuyền sản xuất iPhone của Wistron ở Ấn Độ cũng đã nhận một phần đơn đặt hàng sản xuất iPhone 12 mini trong nửa cuối năm nay.Khoảng hơn 2.000 nhân công đã tham gia vào cuộc bạo loạn này. Báo chí Ấn Độ dẫn các nguồn tin khẳng định, nguyên nhân bạo loạn là do công nhân bị trừ lương và chậm trả lương.Tuy nhiên, Wistron nhấn mạnh rằng, công ty cam kết tuân thủ và thực hiện tất cả các luật và quy định lao động địa phương, đồng thời sẽ hỗ trợ và hợp tác đầy đủ với các cơ quan chức năng trong các cuộc điều tra.Apple bắt đầu lắp ráp iPhone ở Ấn Độ từ năm 2017. Tại Ấn Độ, Apple đang là nhà sản xuất điện thoại hàng đầu ở phân khúc cao cấp.Tuy nhiên, Apple hiện chỉ có khoảng vỏn vẹn 1% thị phần smartphone tại quốc gia tỉ dân. Nguyên nhân của việc này là do iPhone có giá thành vượt quá khả năng mua sắm của phần lớn người tiêu dùng Ấn Độ.Năm 2019, Ấn Độ là thị trường smartphone lớn thứ 2 thế giới, xếp trên Mỹ và chỉ sau Trung Quốc.Wistron hiện có 1.200 nhân viên chính thức trong nhà máy, ngoài ra Wistron đã ký hợp đồng với 6 công ty dịch vụ lao động và thuê khoảng 8.900 người cho việc sản xuất iPhone, cuộc tranh chấp lao động đã kéo dài khoảng 3 tháng.Cuộc bạo loạn có thể trở thành đòn giáng nặng nề cho Wistron và các công ty có vốn nước ngoài tại Ấn Độ. Nguyên nhân là do lương của công nhân Ấn Độ vẫn rẻ hơn so với Trung Quốc hay thậm chí là Việt Nam. Việc xảy ra những cuộc bạo loạn có thể dẫn đến việc điều chỉnh mức lương cho công nhân tại quốc gia này.
Vào sáng ngày 12/12, các công nhân ở một nhà máy sản xuất iPhone Wistron tại Ấn Độ đang đập phá cửa sổ và đốt phương tiện đi lại để phản đối các vấn đề liên quan đến trả lương, theo nguồn tin từ Times of India.
Bộ trưởng Công nghiệp bang Karnataka Jagadish Shettar cho biết cảnh sát đã được điều động để bảo vệ tài sản cho nhà máy trước cuộc bạo động. Ông cũng lên án vụ bạo động này là "đáng tiếc và không thể chấp nhận được”.
Sau khi vụ việc xảy ra, cảnh sát đã khẩn trương tới hiện trường để duy trì trật tự, tổng cộng 132 người đã bị bắt, theo thống kê, Wistron bị mất 4,37 tỷ rupee (khoảng 1,4 ngàn tỷ đồng) và hơn 20.000 sản phẩm iPhone bị đánh cắp. Hiện chưa có báo cáo về thương vong.
Nhà máy Wistron chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất điện thoại di động iPhone SE series, các sản phẩm IoT và một số thiết bị y tế. Theo báo cáo, dây chuyền sản xuất iPhone của Wistron ở Ấn Độ cũng đã nhận một phần đơn đặt hàng sản xuất iPhone 12 mini trong nửa cuối năm nay.
Khoảng hơn 2.000 nhân công đã tham gia vào cuộc bạo loạn này. Báo chí Ấn Độ dẫn các nguồn tin khẳng định, nguyên nhân bạo loạn là do công nhân bị trừ lương và chậm trả lương.
Tuy nhiên, Wistron nhấn mạnh rằng, công ty cam kết tuân thủ và thực hiện tất cả các luật và quy định lao động địa phương, đồng thời sẽ hỗ trợ và hợp tác đầy đủ với các cơ quan chức năng trong các cuộc điều tra.
Apple bắt đầu lắp ráp iPhone ở Ấn Độ từ năm 2017. Tại Ấn Độ, Apple đang là nhà sản xuất điện thoại hàng đầu ở phân khúc cao cấp.
Tuy nhiên, Apple hiện chỉ có khoảng vỏn vẹn 1% thị phần smartphone tại quốc gia tỉ dân. Nguyên nhân của việc này là do iPhone có giá thành vượt quá khả năng mua sắm của phần lớn người tiêu dùng Ấn Độ.
Năm 2019, Ấn Độ là thị trường smartphone lớn thứ 2 thế giới, xếp trên Mỹ và chỉ sau Trung Quốc.
Wistron hiện có 1.200 nhân viên chính thức trong nhà máy, ngoài ra Wistron đã ký hợp đồng với 6 công ty dịch vụ lao động và thuê khoảng 8.900 người cho việc sản xuất iPhone, cuộc tranh chấp lao động đã kéo dài khoảng 3 tháng.
Cuộc bạo loạn có thể trở thành đòn giáng nặng nề cho Wistron và các công ty có vốn nước ngoài tại Ấn Độ. Nguyên nhân là do lương của công nhân Ấn Độ vẫn rẻ hơn so với Trung Quốc hay thậm chí là Việt Nam. Việc xảy ra những cuộc bạo loạn có thể dẫn đến việc điều chỉnh mức lương cho công nhân tại quốc gia này.