Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy, những người Tây Tạng phát triển những loại gen giúp họ có thể thích nghi với bầu không khí loãng trên cao nguyên Tây Tạng."Đây là tộc người có tốc độ biến đổi gen nhanh nhất được ghi nhận trong lịch sử tiến hóa của loài người”, tiến sĩ Rasmus Nielsen, giáo sư sinh vật học thuộc trường đại học California (Mỹ) cho biết.Người Tây Tạng đã nhanh chóng thích nghi được với cuộc sống ở độ cao trên 4.000 mét so với mặt nước biển và nồng độ khí ôxy trong không khí thấp hơn 40% so với các vùng đồng bằng.Ở độ cao như thế này, những người bình thường cảm thấy mệt mỏi nhanh chóng, thường xuyên bị đau đầu, khó thở, nhưng người Tây Tạng không gặp phải những vấn đề này.Một nghiên cứu mới đây bởi nhóm khoa học gia từ Đại học California ở Davis (UC Davis) đã tìm ra câu trả lời cho "siêu năng lực" của người Tây Tạng.Nghiên cứu cho thấy người Denisovans đã đến với cao nguyên Tây Tạng từ 160.000 năm về trước và đã có tới 2 thời kỳ cộng đồng Denisovans lẫn cộng đồng Homo sapiens (tức loài người hiện đại chúng ta) có sự giao lưu, nảy sinh các cuộc hôn phối dị chủng.Những vị tổ tiên khác loài đã truyền lại một số gene đặc biệt cho những người con gái mang 2 dòng máu. Những người phụ nữ này tiếp tục mang nguồn gene quý truyền cho các thế hệ Homo sapiens Tây Tạng sau này, duy trì cho đến nay - khoảng 20.000 - 30.000 năm sau khi các vị tổ tiên khác loài bị tuyệt chủng.Những gene này cho phép người Tây Tạng có khả năng thích ứng với độ cao, thở tốt, sống khỏe với lượng oxy rất thấp trên cao nguyên Tây Tạng và là những gene độc nhất vô nhị, không cộng đồng Homo sapiens nào khác có được.Yếu tố chính tạo ra siêu năng lực này chính là gene Endothelia Pas1 (EPAS1) - giúp cải thiện đáng kể sự lưu thông oxy trong máu, phổ biến ở người Tây Tạng và nữ giới Siberia hiện đại.Loại gen này giúp tạo ra một loại protein có khả năng điều chỉnh lượng ôxy trong cơ thể và quá trình trao đổi chất để thích nghi với điều kiện không khí loãng.Một số nghiên cứu cũng cho thấy Denisovans đã chiếm lĩnh cao nguyên Tây Tạng từ 160.000 năm trước, trong khi người hiện đại lần lượt đến theo 3 nhóm, vào các thời điểm 40.000, 16.000 và 8.000 năm trước.Chính nhóm Homo sapiens đầu tiên đến Tây Tạng đã được truyền cho "siêu năng lực" này.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy, những người Tây Tạng phát triển những loại gen giúp họ có thể thích nghi với bầu không khí loãng trên cao nguyên Tây Tạng.
"Đây là tộc người có tốc độ biến đổi gen nhanh nhất được ghi nhận trong lịch sử tiến hóa của loài người”, tiến sĩ Rasmus Nielsen, giáo sư sinh vật học thuộc trường đại học California (Mỹ) cho biết.
Người Tây Tạng đã nhanh chóng thích nghi được với cuộc sống ở độ cao trên 4.000 mét so với mặt nước biển và nồng độ khí ôxy trong không khí thấp hơn 40% so với các vùng đồng bằng.
Ở độ cao như thế này, những người bình thường cảm thấy mệt mỏi nhanh chóng, thường xuyên bị đau đầu, khó thở, nhưng người Tây Tạng không gặp phải những vấn đề này.
Một nghiên cứu mới đây bởi nhóm khoa học gia từ Đại học California ở Davis (UC Davis) đã tìm ra câu trả lời cho "siêu năng lực" của người Tây Tạng.
Nghiên cứu cho thấy người Denisovans đã đến với cao nguyên Tây Tạng từ 160.000 năm về trước và đã có tới 2 thời kỳ cộng đồng Denisovans lẫn cộng đồng Homo sapiens (tức loài người hiện đại chúng ta) có sự giao lưu, nảy sinh các cuộc hôn phối dị chủng.
Những vị tổ tiên khác loài đã truyền lại một số gene đặc biệt cho những người con gái mang 2 dòng máu. Những người phụ nữ này tiếp tục mang nguồn gene quý truyền cho các thế hệ Homo sapiens Tây Tạng sau này, duy trì cho đến nay - khoảng 20.000 - 30.000 năm sau khi các vị tổ tiên khác loài bị tuyệt chủng.
Những gene này cho phép người Tây Tạng có khả năng thích ứng với độ cao, thở tốt, sống khỏe với lượng oxy rất thấp trên cao nguyên Tây Tạng và là những gene độc nhất vô nhị, không cộng đồng Homo sapiens nào khác có được.
Yếu tố chính tạo ra siêu năng lực này chính là gene Endothelia Pas1 (EPAS1) - giúp cải thiện đáng kể sự lưu thông oxy trong máu, phổ biến ở người Tây Tạng và nữ giới Siberia hiện đại.
Loại gen này giúp tạo ra một loại protein có khả năng điều chỉnh lượng ôxy trong cơ thể và quá trình trao đổi chất để thích nghi với điều kiện không khí loãng.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy Denisovans đã chiếm lĩnh cao nguyên Tây Tạng từ 160.000 năm trước, trong khi người hiện đại lần lượt đến theo 3 nhóm, vào các thời điểm 40.000, 16.000 và 8.000 năm trước.
Chính nhóm Homo sapiens đầu tiên đến Tây Tạng đã được truyền cho "siêu năng lực" này.