Trong ảnh là một tinh vân khổng lồ, ma quái hiện ra như một bàn tay thần thánh vươn thẳng lên bầu trời, các ngón tay to khỏe như những cây cột trụ.Đó là Tinh vân Đại Bàng, một vùng hình thành sao vĩ đại nằm trong chòm sao Cự Xà.Là một phần của tinh vân Đại bàng trong chòm sao Cự Xà, cách Trái Đất khoảng 7.000 năm ánh sáng, tinh vân khổng lồ này từng khiến các nhà thiên văn học sửng sốt với vẻ đẹp của chúng khi lần đầu tiên được chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble vào ngày 1/4/1995.Theo NASA, thứ nổi bật nhất trong hình ảnh từ Máy ảnh hồng ngoại gần (NIRCam) của James Webb chính là những ngôi sao mới hình thành, vẫn còn ở giai đoạn "tiền sao", màu đỏ tươi có gai nhiễm xạ, nằm bên ngoài một trong những cột trụ - vốn làm bằng khí và bụi.Khi các quả cầu đỏ tươi này có khối lượng đủ lớn bên trong các cột khí và bụi, chúng bắt đầu sụp đổ dưới lực hấp dẫn của chính chúng, từ từ nóng lên và thành những ngôi sao sơ sinh thực thụ.Những thế giới mới này khi lớn lên sẽ dần hình thành những hành tinh quay quanh nó, nơi rất có thể người ngoài hành tinh ra đời và ngự trị trong hàng tỉ năm nữa.Những đường gợn sóng như dung nham ở cạnh của một số cột trụ chính là những vụ phóng năng lượng và vật chất mạnh mẽ từ những ngôi sao trẻ tuổi, đang bắn ra các luồng phản lực siêu thanh định kỳ, va chạm với các đám mây vật chất xung quanh và tạo nên cảnh tượng kỳ thú. Những ngôi sao trẻ này mới khoảng vài trăm ngàn năm tuổi.Quan sát các thế giới mới "chập chững" chào đời này đem đến dữ liệu tuyệt vời để các nhà khoa học tìm hiểu về cách các ngôi sao và hành tinh hình thành, từ đó giải mã phần nào những bí mật muôn đời về cách mà chúng ta đang hiện diện trong vũ trụ.Kính viễn vọng không gian James Webb là công cụ quan sát vũ trụ hàng đầu hiện nay. Với độ nhạy gấp 100 lần Hubble, nó có thể nghiên cứu giai đoạn sơ khai nhất của vũ trụ, ngay sau vụ nổ Big Bang cách đây 13,8 tỷ năm.Các vật thể càng ở xa thì ánh sáng của chúng càng mất nhiều thời gian để đến Trái Đất. Vì vậy, việc quan sát vũ trụ sâu thẳm chính là nhìn lại quá khứ xa xôi. Đó là lý do siêu kính viễn vọng của NASA được mệnh danh là "công cụ nhìn xuyên quá khứ".Mặc dù quan sát cận hồng ngoại của Webb cho phép khám phá không gian sâu, không có thiên hà nào được nhìn thấy phía sau các cột mây trong ảnh chụp này.NASA giải thích rằng hỗn hợp bụi và khí trong mờ ở phần dày đặc nhất của đĩa thiên hà Milky Way hay Dải Ngân hà đang chặn tầm nhìn của chúng ta về vũ trụ sâu hơn.>>>Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ (Nguồn: VTV24).
Trong ảnh là một tinh vân khổng lồ, ma quái hiện ra như một bàn tay thần thánh vươn thẳng lên bầu trời, các ngón tay to khỏe như những cây cột trụ.
Đó là Tinh vân Đại Bàng, một vùng hình thành sao vĩ đại nằm trong chòm sao Cự Xà.
Là một phần của tinh vân Đại bàng trong chòm sao Cự Xà, cách Trái Đất khoảng 7.000 năm ánh sáng, tinh vân khổng lồ này từng khiến các nhà thiên văn học sửng sốt với vẻ đẹp của chúng khi lần đầu tiên được chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble vào ngày 1/4/1995.
Theo NASA, thứ nổi bật nhất trong hình ảnh từ Máy ảnh hồng ngoại gần (NIRCam) của James Webb chính là những ngôi sao mới hình thành, vẫn còn ở giai đoạn "tiền sao", màu đỏ tươi có gai nhiễm xạ, nằm bên ngoài một trong những cột trụ - vốn làm bằng khí và bụi.
Khi các quả cầu đỏ tươi này có khối lượng đủ lớn bên trong các cột khí và bụi, chúng bắt đầu sụp đổ dưới lực hấp dẫn của chính chúng, từ từ nóng lên và thành những ngôi sao sơ sinh thực thụ.
Những thế giới mới này khi lớn lên sẽ dần hình thành những hành tinh quay quanh nó, nơi rất có thể người ngoài hành tinh ra đời và ngự trị trong hàng tỉ năm nữa.
Những đường gợn sóng như dung nham ở cạnh của một số cột trụ chính là những vụ phóng năng lượng và vật chất mạnh mẽ từ những ngôi sao trẻ tuổi, đang bắn ra các luồng phản lực siêu thanh định kỳ, va chạm với các đám mây vật chất xung quanh và tạo nên cảnh tượng kỳ thú. Những ngôi sao trẻ này mới khoảng vài trăm ngàn năm tuổi.
Quan sát các thế giới mới "chập chững" chào đời này đem đến dữ liệu tuyệt vời để các nhà khoa học tìm hiểu về cách các ngôi sao và hành tinh hình thành, từ đó giải mã phần nào những bí mật muôn đời về cách mà chúng ta đang hiện diện trong vũ trụ.
Kính viễn vọng không gian James Webb là công cụ quan sát vũ trụ hàng đầu hiện nay. Với độ nhạy gấp 100 lần Hubble, nó có thể nghiên cứu giai đoạn sơ khai nhất của vũ trụ, ngay sau vụ nổ Big Bang cách đây 13,8 tỷ năm.
Các vật thể càng ở xa thì ánh sáng của chúng càng mất nhiều thời gian để đến Trái Đất. Vì vậy, việc quan sát vũ trụ sâu thẳm chính là nhìn lại quá khứ xa xôi. Đó là lý do siêu kính viễn vọng của NASA được mệnh danh là "công cụ nhìn xuyên quá khứ".
Mặc dù quan sát cận hồng ngoại của Webb cho phép khám phá không gian sâu, không có thiên hà nào được nhìn thấy phía sau các cột mây trong ảnh chụp này.
NASA giải thích rằng hỗn hợp bụi và khí trong mờ ở phần dày đặc nhất của đĩa thiên hà Milky Way hay Dải Ngân hà đang chặn tầm nhìn của chúng ta về vũ trụ sâu hơn.
>>>Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ (Nguồn: VTV24).