Cho đến nay, trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận xảy ra vào năm 1960 ở Valdivia, miền nam Chile, với cường độ 9,4 độ richter, giết chết khoảng 6.000 người và kéo theo sóng thần tràn qua Thái Bình Dương. Vết nứt gây ra trận động đất Valdivia rất lớn, kéo dài tới 800 km.Tuy nhiên, nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Science Advances trong tháng 4 tiết lộ rằng một siêu động đất cổ đại thậm chí còn dữ dội hơn, ước tính mạnh 9,5 độ richter, có thể đã tàn phá miền bắc Chile cách đây hàng nghìn năm, xuất phát từ một vết nứt dài 1.000 km.Sự kiện đã tạo ra những con sóng thần cao 20 m và trải dài khoảng 8.000 km ập đến tận New Zealand, nơi nó cuốn phăng những tảng đá to bằng ôtô vào sâu hàng trăm dặm trong đất liền.Giống như đại thảm họa Valdivia, siêu động đất cổ đại xảy ra khi một trong các mảng kiến tạo của Trái Đất bị ép lên trên hoặc trượt xuống dưới một mảng kiến tạo khác. Hai mảng sau đó bị chặn lại do ma sát, nhưng lực gây ra va chạm vẫn tiếp tục hình thành.Cuối cùng, sức căng tích tụ quá nhiều, đến mức điểm tiếp xúc giữa các mảng tách ra, tạo thành một vết nứt khổng lồ giải phóng năng lượng dưới dạng sóng địa chấn.Bằng chứng cho siêu động đất cổ đại được tìm thấy trong các vật liệu dưới biển và ven biển - bao gồm trầm tích ven biển, đá, vỏ sò và xác sinh vật biển - mà các nhà nghiên cứu phát hiện đã dịch chuyển vào sâu trong đất liền trên sa mạc Atacama của Chile."Chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng về trầm tích biển và phần còn lại của rất nhiều sinh vật biển bị cuốn vào đất liền.""Tất cả nằm ở độ cao rất lớn so với mực nước biển và một chặng đường rất dài trong đất liền, vì vậy không thể có cơn bão nào đủ mạnh để đưa chúng đến đó", nhà địa chất James Goff tại Đại học Southampton của Anh, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.Goff cùng các cộng sự đã sử dụng phương pháp đo đồng vị carbon phóng xạ để xác định niên đại của 17 mỏ trầm tích tại 7 địa điểm đào riêng biệt trên 600 km bờ biển phía bắc Chile và nhận thấy các vật liệu ven biển này đã bị cuốn trôi vào đất liền cách đây 3.800 năm.Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một bằng chứng khác về trận siêu động đất và sóng thần cổ đại liên quan đến các cấu trúc bằng đá do người xưa xây dựng.Họ đã tìm thấy những bức tường bị chôn vùi dưới lớp trầm tích, trong đó một số bị đẩy lùi về phía sau, cho thấy chúng đã bị lật đổ bởi dòng chảy mạnh của sóng thần."Người dân địa phương ở đó không còn gì cả. Công trình khảo cổ học của chúng tôi phát hiện ra rằng có một biến động xã hội lớn xảy ra sau khi các cộng đồng ven biển di chuyển vào đất liền, vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng của sóng thần. Phải hơn 1.000 năm sau con người mới quay trở lại sống ở bờ biển", Goff nói thêm.Đây là phát hiện lâu đời nhất được biết đến ở Nam bán cầu về một trận động đất và sóng thần tàn phá cuộc sống của con người, các nhà nghiên cứu rất nóng lòng thăm dò thêm khu vực này. Họ tin rằng những khám phá mới có thể cung cấp dự đoán tốt hơn về nguy cơ tiềm ẩn của các sự kiện siêu động đất trong tương lai.
Cho đến nay, trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận xảy ra vào năm 1960 ở Valdivia, miền nam Chile, với cường độ 9,4 độ richter, giết chết khoảng 6.000 người và kéo theo sóng thần tràn qua Thái Bình Dương. Vết nứt gây ra trận động đất Valdivia rất lớn, kéo dài tới 800 km.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Science Advances trong tháng 4 tiết lộ rằng một siêu động đất cổ đại thậm chí còn dữ dội hơn, ước tính mạnh 9,5 độ richter, có thể đã tàn phá miền bắc Chile cách đây hàng nghìn năm, xuất phát từ một vết nứt dài 1.000 km.
Sự kiện đã tạo ra những con sóng thần cao 20 m và trải dài khoảng 8.000 km ập đến tận New Zealand, nơi nó cuốn phăng những tảng đá to bằng ôtô vào sâu hàng trăm dặm trong đất liền.
Giống như đại thảm họa Valdivia, siêu động đất cổ đại xảy ra khi một trong các mảng kiến tạo của Trái Đất bị ép lên trên hoặc trượt xuống dưới một mảng kiến tạo khác. Hai mảng sau đó bị chặn lại do ma sát, nhưng lực gây ra va chạm vẫn tiếp tục hình thành.
Cuối cùng, sức căng tích tụ quá nhiều, đến mức điểm tiếp xúc giữa các mảng tách ra, tạo thành một vết nứt khổng lồ giải phóng năng lượng dưới dạng sóng địa chấn.
Bằng chứng cho siêu động đất cổ đại được tìm thấy trong các vật liệu dưới biển và ven biển - bao gồm trầm tích ven biển, đá, vỏ sò và xác sinh vật biển - mà các nhà nghiên cứu phát hiện đã dịch chuyển vào sâu trong đất liền trên sa mạc Atacama của Chile.
"Chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng về trầm tích biển và phần còn lại của rất nhiều sinh vật biển bị cuốn vào đất liền."
"Tất cả nằm ở độ cao rất lớn so với mực nước biển và một chặng đường rất dài trong đất liền, vì vậy không thể có cơn bão nào đủ mạnh để đưa chúng đến đó", nhà địa chất James Goff tại Đại học Southampton của Anh, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Goff cùng các cộng sự đã sử dụng phương pháp đo đồng vị carbon phóng xạ để xác định niên đại của 17 mỏ trầm tích tại 7 địa điểm đào riêng biệt trên 600 km bờ biển phía bắc Chile và nhận thấy các vật liệu ven biển này đã bị cuốn trôi vào đất liền cách đây 3.800 năm.
Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một bằng chứng khác về trận siêu động đất và sóng thần cổ đại liên quan đến các cấu trúc bằng đá do người xưa xây dựng.
Họ đã tìm thấy những bức tường bị chôn vùi dưới lớp trầm tích, trong đó một số bị đẩy lùi về phía sau, cho thấy chúng đã bị lật đổ bởi dòng chảy mạnh của sóng thần.
"Người dân địa phương ở đó không còn gì cả. Công trình khảo cổ học của chúng tôi phát hiện ra rằng có một biến động xã hội lớn xảy ra sau khi các cộng đồng ven biển di chuyển vào đất liền, vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng của sóng thần. Phải hơn 1.000 năm sau con người mới quay trở lại sống ở bờ biển", Goff nói thêm.
Đây là phát hiện lâu đời nhất được biết đến ở Nam bán cầu về một trận động đất và sóng thần tàn phá cuộc sống của con người, các nhà nghiên cứu rất nóng lòng thăm dò thêm khu vực này. Họ tin rằng những khám phá mới có thể cung cấp dự đoán tốt hơn về nguy cơ tiềm ẩn của các sự kiện siêu động đất trong tương lai.