Các nhà thiên văn lần đầu tiên phát hiện ra tín hiệu này, tín hiệu lặp lại hàng giờ vào năm 2007. Sau đó, mặt trời của chúng ta đã chặn lỗ đen và nhịp tim của nó khỏi tầm quan sát của các vệ tinh thăm dò vào năm 2011.Cuối cùng, hiện tượng lại có thể được nhìn thấy một lần nữa vào năm 2018 bằng vệ tinh tia X XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, các nhà khoa học đã vô cùng kinh ngạc khi thấy nhịp tim đó vẫn tiếp tục mạnh mẽ. Nhịp tim của lỗ đen này trở thành nhịp tim đầu tiên được các nhà khoa học xác nhận vào năm 2007, và nó cũng là nhịp tim duy trì lâu nhất mà họ từng chứng kiến trong các lỗ đen. Vậy lỗ đen có thực sự có nhịp tim không? Các nhà khoa học gọi nó là nhịp tim vì xung quanh lỗ đen tạo ra một tín hiệu lặp đi lặp lại có thể được phát hiện. Và xung của tín hiệu cụ thể này được duy trì.Mặc dù bản thân lỗ đen này là vô hình, nhưng đĩa vật chất xung quanh chúng được gọi là đĩa bồi tụ tạo ra ánh sáng tia X mà các kính thiên văn và vệ tinh nhạy cảm như XMM-Newton có thể phát hiện được.Lỗ đen ăn vật chất từ đĩa bồi tụ, kéo theo các đường xoắn ốc khí bên trong nóng lên. Nhiệt độ cao đốt cháy vật chất này giải phóng tia X. Vì vậy, trong khi lỗ đen kéo vật chất vào, đồng thời nó cũng giải phóng vật chất trong các chùm tia X công suất lớn.Lực mạnh của tia X do lỗ đen này phóng ra đặc biệt giống với mô hình nhịp tim lặp đi lặp lại trong dữ liệu y tế mà chúng ta thường thấy. Cho đến nay, điều này rất hiếm gặp ở các lỗ đen khác.Chris Done, đồng tác giả nghiên cứu và giáo sư vật lý tại Trung tâm Thiên văn học ngoài thiên hà của Đại học Durham cho biết trong một email: “Ý tưởng chính về cách hình thành nhịp tim này là các phần bên trong của đĩa bồi tụ đang mở rộng và co lại”.Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích đầy đủ tín hiệu nhịp tim này và so sánh nó với cách một số lỗ đen khác hoạt động trong thiên hà Milky Way. "Nhịp tim này thật đáng kinh ngạc", Chichuan Jin, tác giả chính và nhà nghiên cứu tại Đài quan sát Thiên văn Quốc gia, Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố."Nó chứng minh rằng, những tín hiệu như vậy phát sinh từ một lỗ đen siêu lớn có thể rất mạnh và dai dẳng. Nó cũng tạo cơ hội tốt nhất cho các nhà khoa học để nghiên cứu sâu hơn về bản chất và nguồn gốc của tín hiệu nhịp tim này".
Các nhà thiên văn lần đầu tiên phát hiện ra tín hiệu này, tín hiệu lặp lại hàng giờ vào năm 2007. Sau đó, mặt trời của chúng ta đã chặn lỗ đen và nhịp tim của nó khỏi tầm quan sát của các vệ tinh thăm dò vào năm 2011.
Cuối cùng, hiện tượng lại có thể được nhìn thấy một lần nữa vào năm 2018 bằng vệ tinh tia X XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, các nhà khoa học đã vô cùng kinh ngạc khi thấy nhịp tim đó vẫn tiếp tục mạnh mẽ. Nhịp tim của lỗ đen này trở thành nhịp tim đầu tiên được các nhà khoa học xác nhận vào năm 2007, và nó cũng là nhịp tim duy trì lâu nhất mà họ từng chứng kiến trong các lỗ đen.
Vậy lỗ đen có thực sự có nhịp tim không? Các nhà khoa học gọi nó là nhịp tim vì xung quanh lỗ đen tạo ra một tín hiệu lặp đi lặp lại có thể được phát hiện. Và xung của tín hiệu cụ thể này được duy trì.
Mặc dù bản thân lỗ đen này là vô hình, nhưng đĩa vật chất xung quanh chúng được gọi là đĩa bồi tụ tạo ra ánh sáng tia X mà các kính thiên văn và vệ tinh nhạy cảm như XMM-Newton có thể phát hiện được.
Lỗ đen ăn vật chất từ đĩa bồi tụ, kéo theo các đường xoắn ốc khí bên trong nóng lên. Nhiệt độ cao đốt cháy vật chất này giải phóng tia X. Vì vậy, trong khi lỗ đen kéo vật chất vào, đồng thời nó cũng giải phóng vật chất trong các chùm tia X công suất lớn.
Lực mạnh của tia X do lỗ đen này phóng ra đặc biệt giống với mô hình nhịp tim lặp đi lặp lại trong dữ liệu y tế mà chúng ta thường thấy. Cho đến nay, điều này rất hiếm gặp ở các lỗ đen khác.
Chris Done, đồng tác giả nghiên cứu và giáo sư vật lý tại Trung tâm Thiên văn học ngoài thiên hà của Đại học Durham cho biết trong một email: “Ý tưởng chính về cách hình thành nhịp tim này là các phần bên trong của đĩa bồi tụ đang mở rộng và co lại”.
Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích đầy đủ tín hiệu nhịp tim này và so sánh nó với cách một số lỗ đen khác hoạt động trong thiên hà Milky Way. "Nhịp tim này thật đáng kinh ngạc", Chichuan Jin, tác giả chính và nhà nghiên cứu tại Đài quan sát Thiên văn Quốc gia, Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.
"Nó chứng minh rằng, những tín hiệu như vậy phát sinh từ một lỗ đen siêu lớn có thể rất mạnh và dai dẳng. Nó cũng tạo cơ hội tốt nhất cho các nhà khoa học để nghiên cứu sâu hơn về bản chất và nguồn gốc của tín hiệu nhịp tim này".