Sách đỏ do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã đưa ra danh sách những loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Lý do khiến chúng rơi vào tình cảnh sắp sửa biến mất là vì nạn săn trộm, quá trình biến đổi khí hậu… Đười ươi Bornean: Đười ươi Bornean là loài bản địa của đảo Borneo, Indonesia. Khác với loài đười ươi thông thường, chúng có khuôn mặt rộng, râu tóc ngắn hơn. Tháng 7/2016, IUCN đã đưa đười ươi vào danh sách cực kỳ nguy cấp. Từ năm 1950, số lượng đười ươi Bornean đã giảm đến 60%, dự đoán đến 2025 nó sẽ giảm tiếp 22% nữa.Nguyên nhân chính khiến đười ươi Bornean rơi vào cảnh cận kề tuyệt chủng là vì chúng đã mất đi môi trường sống. Vấn nạn phá rừng, săn bắt trái phép khiến tỉ lệ sinh sản của đười ươi Bornean ngày càng giảm thấp, khả năng bảo tồn trở nên khó khăn hơn. Tê giác Sumatra: Đây là loài tê giác duy nhất có 2 sừng của châu Á. Chúng sống ở rừng núi Malaysia, Myanmar và Indonesia. Nó đang là loài tê giác nguy cấp nhất thế giới, cùng với tên giác Javan. Trên thế giới hiện chỉ còn 220 – 275 cá thểNạn săn trộm là nguyên nhân chính khiến tê giác Sumatra ngày càng ít đi. Các nhà khoa học đánh giá, khoảng 10 năm nữa tê giác sẽ vĩnh viễn biến mất. Thỏ Pika: Thoạt nhìn giống thỏ này giống chuột nhiều hơn. Chúng là loài gặm nhấm bản địa ở vùng núi Tân Cương, Trung Quốc. Từ năm 1983, thỏ Pika được phát hiện, nhưng đến nay số lượng đã giảm đi đáng kể, chỉ còn 30%.
Trái đất nóng lên được cho là nguyên nhân chính khiến Pika không còn nơi trú ngụ, phải lên núi sống. Không khí ô nhiễm càng khiến loài này rơi vào cảnh cận kề tuyệt chủng.
Rái cá khổng lồ: Pháp danh khoa học của rái cá khổng lồ là Pteronura brasiliensis. Chúng là loài rái cá lớn nhất thế giới, có thể dài đến 1,8m. Hiện tại, loài rái cá này rất quý hiếm, chỉ còn khoảng vài nghìn con trong tự nhiên ở Nam Mỹ.Loài người săn bắt rái cá khổng lồ để lấy da vì chúng có bộ da dày dặn, họa tiết độc đáo. Ngoài ra, nguồn nước ở sông Amazon cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống của rái cá khổng lồ. Giới khoa học cho biết, hàng loạt rái cá đã chết vì nồng độ thủy ngân tích tụ. Báo Amur: Báo Amur là biểu tượng loài kiêu sa, đẹp bậc nhất châu Á. Đáng tiếc, chúng đang có nguy cơ biến mất, hiện chỉ còn 60 cá thể ngoài tự nhiên. Loài người săn lùng báo Amur để lấy da và lông, đẩy chúng vào cảnh tuyệt chủng ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Hiện tại báo Amur chỉ còn ở khu vực sông Amur – Hắc Long Giang của Nga. Cáo Darwin: Năm 1834, Darwin đã phát hiện ra loài cáo này, từ đó chúng được đặt tên theo “cha đẻ của thuyết tiến hóa”. Được biết, loài này quý hiếm đến mức hiện tại chỉ còn 2 cá thể ở công viên quốc gia Nahuelbuta và đảo Chiloè thuộc Chile.Giới bảo tồn có thuật ngữ “umbrella species”, dùng để chỉ những loài đang rơi vào diện nguy cấp, rất quan trọng của tự nhiên. Cáo Darwin thuộc trong nhóm đó. Người ta cho rằng bảo vệ được nó là bảo tồn được cả một hệ sinh thái bên cạnh. Sao la: Sao la mới chỉ được tìm thấy ở Việt Nam và Lào. Chúng là loài thú vô cùng quý hiếm, được mệnh danh là “kỳ lân châu Á”. Các chuyên gia chưa ai có thể chạm vào nó để tiến hành nghiên cứu.Sao la đang bị đe dọa cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí có ý kiến cho rằng nó gần như đã biến mất ở Việt Nam. Nguyên nhân chính là do nạn săn trộm, việc khai phá tự nhiên không biết điểm dừng khiến môi trường sống của sao la bị thu hẹp.
Sách đỏ do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã đưa ra danh sách những loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Lý do khiến chúng rơi vào tình cảnh sắp sửa biến mất là vì nạn săn trộm, quá trình biến đổi khí hậu…
Đười ươi Bornean: Đười ươi Bornean là loài bản địa của đảo Borneo, Indonesia. Khác với loài đười ươi thông thường, chúng có khuôn mặt rộng, râu tóc ngắn hơn. Tháng 7/2016, IUCN đã đưa đười ươi vào danh sách cực kỳ nguy cấp. Từ năm 1950, số lượng đười ươi Bornean đã giảm đến 60%, dự đoán đến 2025 nó sẽ giảm tiếp 22% nữa.
Nguyên nhân chính khiến đười ươi Bornean rơi vào cảnh cận kề tuyệt chủng là vì chúng đã mất đi môi trường sống. Vấn nạn phá rừng, săn bắt trái phép khiến tỉ lệ sinh sản của đười ươi Bornean ngày càng giảm thấp, khả năng bảo tồn trở nên khó khăn hơn.
Tê giác Sumatra: Đây là loài tê giác duy nhất có 2 sừng của châu Á. Chúng sống ở rừng núi Malaysia, Myanmar và Indonesia. Nó đang là loài tê giác nguy cấp nhất thế giới, cùng với tên giác Javan. Trên thế giới hiện chỉ còn 220 – 275 cá thể
Nạn săn trộm là nguyên nhân chính khiến tê giác Sumatra ngày càng ít đi. Các nhà khoa học đánh giá, khoảng 10 năm nữa tê giác sẽ vĩnh viễn biến mất.
Thỏ Pika: Thoạt nhìn giống thỏ này giống chuột nhiều hơn. Chúng là loài gặm nhấm bản địa ở vùng núi Tân Cương, Trung Quốc. Từ năm 1983, thỏ Pika được phát hiện, nhưng đến nay số lượng đã giảm đi đáng kể, chỉ còn 30%.
Trái đất nóng lên được cho là nguyên nhân chính khiến Pika không còn nơi trú ngụ, phải lên núi sống. Không khí ô nhiễm càng khiến loài này rơi vào cảnh cận kề tuyệt chủng.
Rái cá khổng lồ: Pháp danh khoa học của rái cá khổng lồ là Pteronura brasiliensis. Chúng là loài rái cá lớn nhất thế giới, có thể dài đến 1,8m. Hiện tại, loài rái cá này rất quý hiếm, chỉ còn khoảng vài nghìn con trong tự nhiên ở Nam Mỹ.
Loài người săn bắt rái cá khổng lồ để lấy da vì chúng có bộ da dày dặn, họa tiết độc đáo. Ngoài ra, nguồn nước ở sông Amazon cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống của rái cá khổng lồ. Giới khoa học cho biết, hàng loạt rái cá đã chết vì nồng độ thủy ngân tích tụ.
Báo Amur: Báo Amur là biểu tượng loài kiêu sa, đẹp bậc nhất châu Á. Đáng tiếc, chúng đang có nguy cơ biến mất, hiện chỉ còn 60 cá thể ngoài tự nhiên. Loài người săn lùng báo Amur để lấy da và lông, đẩy chúng vào cảnh tuyệt chủng ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Hiện tại báo Amur chỉ còn ở khu vực sông Amur – Hắc Long Giang của Nga.
Cáo Darwin: Năm 1834, Darwin đã phát hiện ra loài cáo này, từ đó chúng được đặt tên theo “cha đẻ của thuyết tiến hóa”. Được biết, loài này quý hiếm đến mức hiện tại chỉ còn 2 cá thể ở công viên quốc gia Nahuelbuta và đảo Chiloè thuộc Chile.
Giới bảo tồn có thuật ngữ “umbrella species”, dùng để chỉ những loài đang rơi vào diện nguy cấp, rất quan trọng của tự nhiên. Cáo Darwin thuộc trong nhóm đó. Người ta cho rằng bảo vệ được nó là bảo tồn được cả một hệ sinh thái bên cạnh.
Sao la: Sao la mới chỉ được tìm thấy ở Việt Nam và Lào. Chúng là loài thú vô cùng quý hiếm, được mệnh danh là “kỳ lân châu Á”. Các chuyên gia chưa ai có thể chạm vào nó để tiến hành nghiên cứu.
Sao la đang bị đe dọa cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí có ý kiến cho rằng nó gần như đã biến mất ở Việt Nam. Nguyên nhân chính là do nạn săn trộm, việc khai phá tự nhiên không biết điểm dừng khiến môi trường sống của sao la bị thu hẹp.