Các công cụ chạy pin. NASA không phải nơi tạo ra chiếc khoan dùng pin đầu tiên, nhưng họ đã giúp công cụ này phổ biến hơn. Do cần thiết bị để khoan và lấy mẫu đá trên Mặt Trăng, NASA đã liên hệ công ty Black & Decker để mua chiếc khoan không cắm điện do họ tạo ra năm 1961. Ngoài việc không cắm điện, những chiếc khoan còn phải chịu được nhiệt độ rất khắc nghiệt. Sau khi cung cấp khoan cho Apollo 11, Black & Decker còn tạo ra bộ vặn ốc và nhiều công cụ dùng pin khác, và còn tham gia vào lĩnh vực thiết bị y tế. (Ảnh: DeWalt).Máy hút bụi chạy pin. Ngoài các công cụ khai thác mẫu, NASA còn nghiên cứu thành phần hút bụi dùng cho máy đục trên Mặt Trăng. Công nghệ do họ tạo ra sau này được ứng dụng vào Dustbuster, chiếc máy hút bụi dùng pin đầu tiên ra đời năm 1979. (Ảnh: Expert Reviews).Đồ bảo hộ cứu hỏa. Năm 1967, vụ cháy trong khoang tàu Apollo 1 khiến 3 phi hành gia thiệt mạng. Để đề phòng sự cố tương tự, NASA đã nghiên cứu những vật liệu đặc biệt để bảo vệ cả tàu không gian và phi hành gia. Monsanto, công ty hóa chất lớn của Mỹ đã tạo ra vật liệu không cháy có tên Durette. Họ cũng giới thiệu hệ thống thở trong mặt nạ có thể tháo lắp dễ dàng. Đây là hai thành phần quan trọng nhất của trang bị cho lính cứu hỏa hiện nay. (Ảnh: Gore Protective).Đế giày Nike Air. Giày của phi hành gia trên Mặt Trăng có một lớp đệm để giảm chấn, đồng thời vẫn phải đảm bảo độ vững vàng để đảm bảo an toàn khi đi trên bề mặt toàn đá và bụi. Kỹ sư Al Gross làm việc trong nhóm nghiên cứu về giày nhận ra thiết kế này có thể ứng dụng vào ngành giày dép. Thay vì lớp nhựa thông thường, Gross nghĩ ra cách dùng các loại xốp để đưa vào đế giày, kết hợp với lớp đế trên chắc chắn, chịu được lực. Kỹ sư hàng không Frank Rudy đã tiếp cận Nike vào năm 1979 để đưa ra sáng chế tương tự, sau này trở thành đế giày Nike Air danh tiếng. (Ảnh: SneakerMag).Pin năng lượng mặt trời. Những tấm pin năng lượng mặt trời bắt đầu được dùng trong các vệ tinh từ năm 1958, nhưng phải đến khi được dùng trên tàu Apollo mới thật sự được biết đến. Pin dùng trên tàu Apollo do Spectrolab sản xuất, nhưng chúng quá to và khó lắp. Những tấm pin thời kỳ đầu cũng không cung cấp máy năng lượng, và chỉ dùng được khoảng 1 tháng. (Ảnh: iStock).Máy lọc thận. Do nhiệm vụ trên không gian kéo dài, NASA cần một cỗ máy có thể lọc và tái chế nước cho phi hành gia. Trong quá trình phát triển, những nhà nghiên cứu đã tìm ra cách lọc các chất độc ra khỏi máu. Phương pháp này ngày nay được sử dụng trên các máy lọc thận. (Ảnh: Shutterstock).Chụp cộng hưởng từ. Vào giữa thập niên 1960, để cải thiện hình ảnh chụp về từ Mặt Trăng, NASA đã phát triển phương thức xử lý hình ảnh số. Phương thức xử lý này giờ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, là thành phần quan trọng của các máy chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng như chụp cắt lớp. (Ảnh: Monash).Chăn kim loại giữ nhiệt. Bạn có thể nhìn thấy những tấm chăn đặc biệt này ở các cuộc chạy marathon, khi những vận động viên hoàn thành chặng đua được quấn chăn. Trong nhiệm vụ Apollo, NASA cần những tấm bảo vệ các thiết bị khỏi bức xạ trên vũ trụ nhưng phải nhẹ để không ảnh hưởng tới trọng lượng của tàu. Cuối cùng, họ tạo ra một tấm chăn với nhôm quấn xung quanh lớp bọc Mylar, có thể bảo vệ cả phi hành gia lẫn các thiết bị. Nguyên lý thiết kế đó được dùng trong những tấm chăn kim loại, đôi khi được gọi là "chăn vũ trụ" ngày nay. (Ảnh: AP).Mái vòm rút lại được của sân vận động. Chất liệu làm nên các mái vòm có thể thu lại được ban đầu được thiết kế để dùng cho bộ đồ vũ trụ của các phi hành gia Apollo. Nó cần phải bền, nhẹ, phản xạ nhiệt và không bị thấm nước. Birdair là công ty đầu tiên tạo ra một vật liệu như vậy. (Ảnh: Hok).Lốp siêu đàn hồi. Đây sẽ là vật liệu quan trọng với ngành công nghiệp xe trong tương lai, thay thế cho lốp hơi. Xe tự hành trên mặt trăng của tàu Apollo sử dụng lốp do Glenn Research Center và Goodyear phát triển, có khả năng trở lại hình dạng cũ dù biến dạng tới 10%. Nhờ đó, lốp có thể chịu được những lực tác động rất mạnh và không cần bơm hơi. (Ảnh: NASA). Mời quý vị xem video: 5 điều bí ẩn của Mặt trăng đã được NASA quay lại
Các công cụ chạy pin. NASA không phải nơi tạo ra chiếc khoan dùng pin đầu tiên, nhưng họ đã giúp công cụ này phổ biến hơn. Do cần thiết bị để khoan và lấy mẫu đá trên Mặt Trăng, NASA đã liên hệ công ty Black & Decker để mua chiếc khoan không cắm điện do họ tạo ra năm 1961. Ngoài việc không cắm điện, những chiếc khoan còn phải chịu được nhiệt độ rất khắc nghiệt. Sau khi cung cấp khoan cho Apollo 11, Black & Decker còn tạo ra bộ vặn ốc và nhiều công cụ dùng pin khác, và còn tham gia vào lĩnh vực thiết bị y tế. (Ảnh: DeWalt).
Máy hút bụi chạy pin. Ngoài các công cụ khai thác mẫu, NASA còn nghiên cứu thành phần hút bụi dùng cho máy đục trên Mặt Trăng. Công nghệ do họ tạo ra sau này được ứng dụng vào Dustbuster, chiếc máy hút bụi dùng pin đầu tiên ra đời năm 1979. (Ảnh: Expert Reviews).
Đồ bảo hộ cứu hỏa. Năm 1967, vụ cháy trong khoang tàu Apollo 1 khiến 3 phi hành gia thiệt mạng. Để đề phòng sự cố tương tự, NASA đã nghiên cứu những vật liệu đặc biệt để bảo vệ cả tàu không gian và phi hành gia. Monsanto, công ty hóa chất lớn của Mỹ đã tạo ra vật liệu không cháy có tên Durette. Họ cũng giới thiệu hệ thống thở trong mặt nạ có thể tháo lắp dễ dàng. Đây là hai thành phần quan trọng nhất của trang bị cho lính cứu hỏa hiện nay. (Ảnh: Gore Protective).
Đế giày Nike Air. Giày của phi hành gia trên Mặt Trăng có một lớp đệm để giảm chấn, đồng thời vẫn phải đảm bảo độ vững vàng để đảm bảo an toàn khi đi trên bề mặt toàn đá và bụi. Kỹ sư Al Gross làm việc trong nhóm nghiên cứu về giày nhận ra thiết kế này có thể ứng dụng vào ngành giày dép. Thay vì lớp nhựa thông thường, Gross nghĩ ra cách dùng các loại xốp để đưa vào đế giày, kết hợp với lớp đế trên chắc chắn, chịu được lực. Kỹ sư hàng không Frank Rudy đã tiếp cận Nike vào năm 1979 để đưa ra sáng chế tương tự, sau này trở thành đế giày Nike Air danh tiếng. (Ảnh: SneakerMag).
Pin năng lượng mặt trời. Những tấm pin năng lượng mặt trời bắt đầu được dùng trong các vệ tinh từ năm 1958, nhưng phải đến khi được dùng trên tàu Apollo mới thật sự được biết đến. Pin dùng trên tàu Apollo do Spectrolab sản xuất, nhưng chúng quá to và khó lắp. Những tấm pin thời kỳ đầu cũng không cung cấp máy năng lượng, và chỉ dùng được khoảng 1 tháng. (Ảnh: iStock).
Máy lọc thận. Do nhiệm vụ trên không gian kéo dài, NASA cần một cỗ máy có thể lọc và tái chế nước cho phi hành gia. Trong quá trình phát triển, những nhà nghiên cứu đã tìm ra cách lọc các chất độc ra khỏi máu. Phương pháp này ngày nay được sử dụng trên các máy lọc thận. (Ảnh: Shutterstock).
Chụp cộng hưởng từ. Vào giữa thập niên 1960, để cải thiện hình ảnh chụp về từ Mặt Trăng, NASA đã phát triển phương thức xử lý hình ảnh số. Phương thức xử lý này giờ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, là thành phần quan trọng của các máy chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng như chụp cắt lớp. (Ảnh: Monash).
Chăn kim loại giữ nhiệt. Bạn có thể nhìn thấy những tấm chăn đặc biệt này ở các cuộc chạy marathon, khi những vận động viên hoàn thành chặng đua được quấn chăn. Trong nhiệm vụ Apollo, NASA cần những tấm bảo vệ các thiết bị khỏi bức xạ trên vũ trụ nhưng phải nhẹ để không ảnh hưởng tới trọng lượng của tàu. Cuối cùng, họ tạo ra một tấm chăn với nhôm quấn xung quanh lớp bọc Mylar, có thể bảo vệ cả phi hành gia lẫn các thiết bị. Nguyên lý thiết kế đó được dùng trong những tấm chăn kim loại, đôi khi được gọi là "chăn vũ trụ" ngày nay. (Ảnh: AP).
Mái vòm rút lại được của sân vận động. Chất liệu làm nên các mái vòm có thể thu lại được ban đầu được thiết kế để dùng cho bộ đồ vũ trụ của các phi hành gia Apollo. Nó cần phải bền, nhẹ, phản xạ nhiệt và không bị thấm nước. Birdair là công ty đầu tiên tạo ra một vật liệu như vậy. (Ảnh: Hok).
Lốp siêu đàn hồi. Đây sẽ là vật liệu quan trọng với ngành công nghiệp xe trong tương lai, thay thế cho lốp hơi. Xe tự hành trên mặt trăng của tàu Apollo sử dụng lốp do Glenn Research Center và Goodyear phát triển, có khả năng trở lại hình dạng cũ dù biến dạng tới 10%. Nhờ đó, lốp có thể chịu được những lực tác động rất mạnh và không cần bơm hơi. (Ảnh: NASA).
Mời quý vị xem video: 5 điều bí ẩn của Mặt trăng đã được NASA quay lại