Mặt trời màu vàng
Tùy vào thời điểm trong ngày và vị trí của mặt trời, đôi lúc chúng ta thấy mặt trời màu đỏ, đôi lúc chúng ta thấy mặt trời màu cam và thường thì mọi người thấy mặt trời có màu vàng. Tuy nhiên, sự thật lại khác hẳn với suy nghĩ của số đông.
Thực tế: Mặt trời phát ra ánh sáng trắng. Chúng ta hay lầm tưởng là mặt trời có màu vàng vì chỉ có các sóng ánh sáng dài như vàng và đỏ là đến được mắt chúng ta mà ít bị bầu khí quyển chặn lại. Trong khi đó, các sóng ánh sáng ngắn như tím hay xanh lá cây bị chặn lại rất nhiều. Vì vậy, nếu có cơ hội được chiêm ngưỡng mặt trời từ tàu vũ trụ thì bạn sẽ thấy nó chỉ có màu trắng. Nguồn ảnh: Google. Trái Đất có hình tròn
Tất cả chúng ta đều đã được học rằng: Trái Đất không phải là một hình vuông hay mặt phẳng, mà là hình tròn. Điều này đã được Copernicus khẳng định lần đầu tiên và sau đó đã được chứng minh với chuyến đi vòng quanh thế giới của Magellan.
Thực tế: Hành tinh của chúng ta không hẳn là hình tròn. Hình dạng chính xác của Trái Đất được các nhà khoa học gọi là hình "Geoid". Trên thực tế, Trái Đất phình rộng ở đường xích đạo và phẳng ở hai cực. Ngoài ra, sự xói mòn và chuyển động liên tục của các mảng kiến tạo khiến bề mặt của hành tinh chúng ta liên tục thay đổi. Nhìn chung, Trái Đất có hình cầu méo chứ không phải là hình tròn lý tưởng. Nguồn ảnh: Google. Sao Thủy là hành tinh nóng nhất vì gần Mặt trời
Nhiều người cho rằng, sao Thủy là hành tinh có nhiệt độ nóng nhất hệ mặt trời vì đó là hành tinh gần mặt trời nhất. Nghe có vẻ rất hợp lý nhưng gần nhất không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với nóng nhất.
Thực tế: Nhiệt độ trong ngày của sao Thủy là khoảng 420 độ C và một ngày của hành tinh này bằng khoảng 58 ngày trên Trái Đất. Tuy nhiên, vì bầu khí quyển rất loãng nên khả năng giữ nhiệt của sao Thủy là cực kì kém. Nhiệt độ ở bên phía không có ánh sáng chiếu vào của hành tinh này thường chỉ là -173 độ C. Nếu so sánh thì hai cực của Trái Đất vẫn còn ấm áp hơn nhiều so với sao Thủy. Nguồn ảnh: Google. Mặt trăng có mặt tối
Khi nói về mặt tối của mặt trăng, chúng ta thường nghĩ rằng đó là mặt ở bên phía không có mặt trời chiếu vào. Vậy có điều gì ở mặt bên kia của mặt trăng nơi con người không nhìn thấy được?
Thực tế: Cả Trái Đất và mặt trăng xoay đồng thời với nhau, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể nào nhìn thấy mặt kia của mặt trăng ở trên bề mặt Trái Đất. Để xem được mặt còn lại của mặt trăng, chúng ta phải bay khỏi Trái Đất để vào không gian. Thực tế, khi mặt trăng tự quay quanh trục thì phần lớn bề mặt của nó cũng được ánh nắng chiếu vào một cách thường xuyên. Vì vậy, không có mặt tối nào xuất hiện trên mặt trăng. Nguồn ảnh: Google. Cơ thể sẽ nổ tung nếu không mặc đồ bảo hộ vũ trụ
Nhiều cảnh phim khoa học viễn tưởng mô phỏng rằng nếu rơi ra ngoài không gian mà không có đồ bảo hộ thì cơ thể chúng ta sẽ nổ tung.
Thực tế: Khi bạn đi vào trong không gian mà không mặc đồ bảo hộ thì các mạch máu trong cơ thể dưới sự thay đổi đột ngột của áp suất sẽ mở rộng ra cho đến khi bị vỡ tung và gây ra hiện tượng xuất huyết trong cục bộ. Ngoài ra, cơ thể còn cảm thấy cực kì đau đớn khi bị nghẹt thở do thiếu oxy. Tuy nhiên, xương, nội tạng và da sẽ vẫn còn nguyên vẹn chứ không nổ tung. Mặc dù cái chết ở ngoài không gian chẳng thú vị gì nhưng ít nhất là nó cũng không khủng khiếp như trên phim. Nguồn ảnh: Google.
Mặt trời màu vàng
Tùy vào thời điểm trong ngày và vị trí của mặt trời, đôi lúc chúng ta thấy mặt trời màu đỏ, đôi lúc chúng ta thấy mặt trời màu cam và thường thì mọi người thấy mặt trời có màu vàng. Tuy nhiên, sự thật lại khác hẳn với suy nghĩ của số đông.
Thực tế: Mặt trời phát ra ánh sáng trắng. Chúng ta hay lầm tưởng là mặt trời có màu vàng vì chỉ có các sóng ánh sáng dài như vàng và đỏ là đến được mắt chúng ta mà ít bị bầu khí quyển chặn lại. Trong khi đó, các sóng ánh sáng ngắn như tím hay xanh lá cây bị chặn lại rất nhiều. Vì vậy, nếu có cơ hội được chiêm ngưỡng mặt trời từ tàu vũ trụ thì bạn sẽ thấy nó chỉ có màu trắng. Nguồn ảnh: Google.
Trái Đất có hình tròn
Tất cả chúng ta đều đã được học rằng: Trái Đất không phải là một hình vuông hay mặt phẳng, mà là hình tròn. Điều này đã được Copernicus khẳng định lần đầu tiên và sau đó đã được chứng minh với chuyến đi vòng quanh thế giới của Magellan.
Thực tế: Hành tinh của chúng ta không hẳn là hình tròn. Hình dạng chính xác của Trái Đất được các nhà khoa học gọi là hình "Geoid". Trên thực tế, Trái Đất phình rộng ở đường xích đạo và phẳng ở hai cực. Ngoài ra, sự xói mòn và chuyển động liên tục của các mảng kiến tạo khiến bề mặt của hành tinh chúng ta liên tục thay đổi. Nhìn chung, Trái Đất có hình cầu méo chứ không phải là hình tròn lý tưởng. Nguồn ảnh: Google.
Sao Thủy là hành tinh nóng nhất vì gần Mặt trời
Nhiều người cho rằng, sao Thủy là hành tinh có nhiệt độ nóng nhất hệ mặt trời vì đó là hành tinh gần mặt trời nhất. Nghe có vẻ rất hợp lý nhưng gần nhất không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với nóng nhất.
Thực tế: Nhiệt độ trong ngày của sao Thủy là khoảng 420 độ C và một ngày của hành tinh này bằng khoảng 58 ngày trên Trái Đất. Tuy nhiên, vì bầu khí quyển rất loãng nên khả năng giữ nhiệt của sao Thủy là cực kì kém. Nhiệt độ ở bên phía không có ánh sáng chiếu vào của hành tinh này thường chỉ là -173 độ C. Nếu so sánh thì hai cực của Trái Đất vẫn còn ấm áp hơn nhiều so với sao Thủy. Nguồn ảnh: Google.
Mặt trăng có mặt tối
Khi nói về mặt tối của mặt trăng, chúng ta thường nghĩ rằng đó là mặt ở bên phía không có mặt trời chiếu vào. Vậy có điều gì ở mặt bên kia của mặt trăng nơi con người không nhìn thấy được?
Thực tế: Cả Trái Đất và mặt trăng xoay đồng thời với nhau, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể nào nhìn thấy mặt kia của mặt trăng ở trên bề mặt Trái Đất. Để xem được mặt còn lại của mặt trăng, chúng ta phải bay khỏi Trái Đất để vào không gian. Thực tế, khi mặt trăng tự quay quanh trục thì phần lớn bề mặt của nó cũng được ánh nắng chiếu vào một cách thường xuyên. Vì vậy, không có mặt tối nào xuất hiện trên mặt trăng. Nguồn ảnh: Google.
Cơ thể sẽ nổ tung nếu không mặc đồ bảo hộ vũ trụ
Nhiều cảnh phim khoa học viễn tưởng mô phỏng rằng nếu rơi ra ngoài không gian mà không có đồ bảo hộ thì cơ thể chúng ta sẽ nổ tung.
Thực tế: Khi bạn đi vào trong không gian mà không mặc đồ bảo hộ thì các mạch máu trong cơ thể dưới sự thay đổi đột ngột của áp suất sẽ mở rộng ra cho đến khi bị vỡ tung và gây ra hiện tượng xuất huyết trong cục bộ. Ngoài ra, cơ thể còn cảm thấy cực kì đau đớn khi bị nghẹt thở do thiếu oxy. Tuy nhiên, xương, nội tạng và da sẽ vẫn còn nguyên vẹn chứ không nổ tung. Mặc dù cái chết ở ngoài không gian chẳng thú vị gì nhưng ít nhất là nó cũng không khủng khiếp như trên phim. Nguồn ảnh: Google.