Tre: là loài cây phát triển nhanh nhất trên Trái đất. Một cây tre điển hình có thể phát triển lên đến 10 cm trong một ngày. Một số loài tre có thể tăng lên một mét trong cùng một thời điểm, hoặc cứ hai phút lại tăng lên khoảng 1mm.Sự ra hoa của tre là một hiện tượng hấp dẫn, phải mất đến 60 đến 130 năm cây tre mới ra hoa một lần. Hoa tre nở thành chùm, có màu vàng nhạt và ra hoa một lần rồi chết. Khoảng cách ra hoa kéo dài của cây tre đến nay vẫn là một bí ẩn đối với nhiều nhà thực vật học.Melocanna baccifera: là cây cũng thuộc họ tre, trúc, tại Ấn Độ, cây chỉ cho hoa mỗi 44 - 48 năm/lần, thậm chí là lâu hơnKhi loài cây này ra hoa, quá trình phát tán hạt giống của cây thu hút rất nhiều loài động vật gặm nhấm và một trong số đó là chuột đen, vì vậy những người dân bản địa mong loài cây này lâu ra hoa, thậm chí nếu... không ra hoa nữa cũng tốt.Cọ Talipot: Có chiều cao lên tới 25m, đường kính thân cây là 1m - 1,5m, có cụm dài từ 6m - 8m với hàng triệu bông và chỉ nở hoa mỗi 30-80 năm/lầnĐược coi là cây quốc gia tại Sri Lanka. Sau khi hoa nở, vòng đời của cây cũng khép lại do tất cả dinh dưỡng dự trữ đều dành cho quá trình tạo quả.Cọ Tahina: Có kích cỡ khổng lồ tại Madagascar với chiều cao khoảng 20m, chúng chỉ ra hoa, kết quả một lần trong đời và điều này chỉ xảy ra sau… 100 nămHiện nay tại Madagascar, số lượng cá thể ngoài tự nhiên của Tahina chưa đến 100 nên loài cọ này được liệt vào danh sách cực kỳ nguy cấp.“Nữ hoàng của dãy Andes”: Là cây thuộc họ Dứa, có tên gọi là Puya raimondii, cao khoảng 3-4m ở Peru và Bolivia, khi ra hoa, chiều cao của cây lên đến 12m, cho ra cụm hoa cả ngàn bông nhưng phải chờ từ 80-150 năm/lầnVới việc phải sống trên độ cao 3.000 - 4.800m cùng điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt, là nguyên nhân khiến cây Puya raimondii cần khoảng thời gian rất lâu để dự trữ đủ dưỡng chất phục vụ cho lần sinh sản đầu tiên và cũng là cuối cùng trong đời.Mời quý độc giả xem video: Kỳ lạ cái cây mọc ngược khiến các nhà thực vật học bối rối
Tre: là loài cây phát triển nhanh nhất trên Trái đất. Một cây tre điển hình có thể phát triển lên đến 10 cm trong một ngày. Một số loài tre có thể tăng lên một mét trong cùng một thời điểm, hoặc cứ hai phút lại tăng lên khoảng 1mm.
Sự ra hoa của tre là một hiện tượng hấp dẫn, phải mất đến 60 đến 130 năm cây tre mới ra hoa một lần. Hoa tre nở thành chùm, có màu vàng nhạt và ra hoa một lần rồi chết. Khoảng cách ra hoa kéo dài của cây tre đến nay vẫn là một bí ẩn đối với nhiều nhà thực vật học.
Melocanna baccifera: là cây cũng thuộc họ tre, trúc, tại Ấn Độ, cây chỉ cho hoa mỗi 44 - 48 năm/lần, thậm chí là lâu hơn
Khi loài cây này ra hoa, quá trình phát tán hạt giống của cây thu hút rất nhiều loài động vật gặm nhấm và một trong số đó là chuột đen, vì vậy những người dân bản địa mong loài cây này lâu ra hoa, thậm chí nếu... không ra hoa nữa cũng tốt.
Cọ Talipot: Có chiều cao lên tới 25m, đường kính thân cây là 1m - 1,5m, có cụm dài từ 6m - 8m với hàng triệu bông và chỉ nở hoa mỗi 30-80 năm/lần
Được coi là cây quốc gia tại Sri Lanka. Sau khi hoa nở, vòng đời của cây cũng khép lại do tất cả dinh dưỡng dự trữ đều dành cho quá trình tạo quả.
Cọ Tahina: Có kích cỡ khổng lồ tại Madagascar với chiều cao khoảng 20m, chúng chỉ ra hoa, kết quả một lần trong đời và điều này chỉ xảy ra sau… 100 năm
Hiện nay tại Madagascar, số lượng cá thể ngoài tự nhiên của Tahina chưa đến 100 nên loài cọ này được liệt vào danh sách cực kỳ nguy cấp.
“Nữ hoàng của dãy Andes”: Là cây thuộc họ Dứa, có tên gọi là Puya raimondii, cao khoảng 3-4m ở Peru và Bolivia, khi ra hoa, chiều cao của cây lên đến 12m, cho ra cụm hoa cả ngàn bông nhưng phải chờ từ 80-150 năm/lần
Với việc phải sống trên độ cao 3.000 - 4.800m cùng điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt, là nguyên nhân khiến cây Puya raimondii cần khoảng thời gian rất lâu để dự trữ đủ dưỡng chất phục vụ cho lần sinh sản đầu tiên và cũng là cuối cùng trong đời.
Mời quý độc giả xem video: Kỳ lạ cái cây mọc ngược khiến các nhà thực vật học bối rối