Vào ngày 6/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) cho biết đang khẩn trương tiến hành xác minh và trưng cầu giám định mẫu vật để xử lý hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm của Nguyễn Văn Thống (53 tuổi, ngụ xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng). Người này đã đặt lú bắt 41 cá thể rùa quý hiếm khu bảo tồn Vườn quốc gia U Minh Thượng.Trước đó, vào rạng sáng ngày 5/10, lực lượng CSGT và Cảnh sát hình sự Công an huyện U Minh Thượng phát hiện Nguyễn Văn Thống (53 tuổi, ngụ xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng) điều khiển xe máy mang biển số 68L1-213.xx từ hướng xã Minh Thuận về xã An Minh Bắc, trên xe chở theo túi nilon có dấu hiệu khả nghi trong lúc tuần tra trên đường tỉnh 965 nên ra hiệu dừng xe kiểm tra. Ảnh: Báo Nhân dân.Theo đó, lực lượng chức năng phát hiện trong túi nilon của Nguyễn Văn Thống có 2 túi lưới chứa 41 cá thể rùa nặng 14,9kg. Trong đó, 40 cá thể nghi là rùa ba gờ và 1 cá thể nghi là rùa hộp lưng đen thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Ảnh: Báo Nhân dân.Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Thống khai nhận, trước đó đã mang 23 chiếc lú vào đặt xung quanh khu vực bảo tồn rùa của Vườn quốc gia U Minh Thượng. Đến đêm 4/10, Nguyễn Văn Thống lẻn vào kiểm tra bẫy và bắt được 41 cá thể rùa. Trên đường đem đi tiêu thụ, Nguyễn Văn Thống bị công an bắt giữ.Rùa ba gờ có tên khoa học là Malayemys subtrijuga. Loài rùa này thuộc nhóm IIB trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.Khi trưởng thành, mỗi cá thể rùa ba gờ có kích thước trung bình chiều dài mai từ 17 - 21 cm. Trên mai có 3 gờ rõ ràng, bờ sau mai không có răng cưa.Rùa ba gờ chủ yếu phân bố ở Indonesia, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam... Tại nước ta, loài rùa này có nhiều ở các tỉnh: Đồng Nai, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau. Chúng thường hoạt động ở kênh, rạch, hồ ao, đầm lầy kể cả ruộng lúa nước, nơi nước chảy chậm.Rùa hộp lưng đen có tên là Cuora amboinensis. Loài rùa này cũng thuộc nhóm IIB trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Rùa hộp lưng đen sinh sống chủ yếu tại các vùng đầm lầy ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể rụt đầu, chân vào trong "nắp hộp" khiến nó trông giống như một chiếc hộp kín mít. Nhờ đó, chúng trở nên "bất khả xâm phạm" vì không để hở bất kỳ phần mềm cơ thể nào."Nắp hộp" của rùa hộp lưng đen thực chất là hai mảnh yếm có thể cử động. Đây là đặc trưng của rùa hộp mà các loài rùa khác không có. Khi đậy chặt "nắp", kẻ thù dù khỏe mạnh ra sao cũng không thể làm tổn hại đến các phần mềm của cá thể rùa hộp lưng đen.Rùa ba gờ và rùa hộp lưng đen đều thuộc loài động vật quý, hiếm nên được bảo vệ nghiêm ngặt. Theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định, mọi hành vi tàng trữ, nuôi nhốt, buôn bán các loại rùa không có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp và đăng ký theo quy định là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 300 triệu đồng hoặc xử lý hình sự lên đến 12 năm tù.Mời độc giả xem video: Đưa rùa khổng lồ trở về Galapagos. Nguồn: THĐT1.
Vào ngày 6/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) cho biết đang khẩn trương tiến hành xác minh và trưng cầu giám định mẫu vật để xử lý hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm của Nguyễn Văn Thống (53 tuổi, ngụ xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng). Người này đã đặt lú bắt 41 cá thể rùa quý hiếm khu bảo tồn Vườn quốc gia U Minh Thượng.
Trước đó, vào rạng sáng ngày 5/10, lực lượng CSGT và Cảnh sát hình sự Công an huyện U Minh Thượng phát hiện Nguyễn Văn Thống (53 tuổi, ngụ xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng) điều khiển xe máy mang biển số 68L1-213.xx từ hướng xã Minh Thuận về xã An Minh Bắc, trên xe chở theo túi nilon có dấu hiệu khả nghi trong lúc tuần tra trên đường tỉnh 965 nên ra hiệu dừng xe kiểm tra. Ảnh: Báo Nhân dân.
Theo đó, lực lượng chức năng phát hiện trong túi nilon của Nguyễn Văn Thống có 2 túi lưới chứa 41 cá thể rùa nặng 14,9kg. Trong đó, 40 cá thể nghi là rùa ba gờ và 1 cá thể nghi là rùa hộp lưng đen thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Ảnh: Báo Nhân dân.
Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Thống khai nhận, trước đó đã mang 23 chiếc lú vào đặt xung quanh khu vực bảo tồn rùa của Vườn quốc gia U Minh Thượng. Đến đêm 4/10, Nguyễn Văn Thống lẻn vào kiểm tra bẫy và bắt được 41 cá thể rùa. Trên đường đem đi tiêu thụ, Nguyễn Văn Thống bị công an bắt giữ.
Rùa ba gờ có tên khoa học là Malayemys subtrijuga. Loài rùa này thuộc nhóm IIB trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Khi trưởng thành, mỗi cá thể rùa ba gờ có kích thước trung bình chiều dài mai từ 17 - 21 cm. Trên mai có 3 gờ rõ ràng, bờ sau mai không có răng cưa.
Rùa ba gờ chủ yếu phân bố ở Indonesia, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam... Tại nước ta, loài rùa này có nhiều ở các tỉnh: Đồng Nai, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau. Chúng thường hoạt động ở kênh, rạch, hồ ao, đầm lầy kể cả ruộng lúa nước, nơi nước chảy chậm.
Rùa hộp lưng đen có tên là Cuora amboinensis. Loài rùa này cũng thuộc nhóm IIB trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Rùa hộp lưng đen sinh sống chủ yếu tại các vùng đầm lầy ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể rụt đầu, chân vào trong "nắp hộp" khiến nó trông giống như một chiếc hộp kín mít. Nhờ đó, chúng trở nên "bất khả xâm phạm" vì không để hở bất kỳ phần mềm cơ thể nào.
"Nắp hộp" của rùa hộp lưng đen thực chất là hai mảnh yếm có thể cử động. Đây là đặc trưng của rùa hộp mà các loài rùa khác không có. Khi đậy chặt "nắp", kẻ thù dù khỏe mạnh ra sao cũng không thể làm tổn hại đến các phần mềm của cá thể rùa hộp lưng đen.
Rùa ba gờ và rùa hộp lưng đen đều thuộc loài động vật quý, hiếm nên được bảo vệ nghiêm ngặt. Theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định, mọi hành vi tàng trữ, nuôi nhốt, buôn bán các loại rùa không có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp và đăng ký theo quy định là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 300 triệu đồng hoặc xử lý hình sự lên đến 12 năm tù.
Mời độc giả xem video: Đưa rùa khổng lồ trở về Galapagos. Nguồn: THĐT1.