Gemini-Scout là mẫu robot cứu người do hãng Sandia National Labs (Mỹ) sáng tạo. Nó được thiết kế để thực hiện việc cứu hộ trong hầm mỏ, đặc biệt là mỏ than. Gemini-Scout có khả năng đánh giá điều kiện nguy hiểm trong hầm mỏ và giải cứu thợ mỏ trong trường hợp cần thiết. Ảnh: Tech.Robot người nhện RoboSimian được trang bị chân tay cảm ứng, có thể di chuyển, xoay vòng và cứu sống con người. Robot này có khả năng kết nối đa điểm để hỗ trợ như một chiếc thang, lan can và cầu thang. Ảnh: Tech.Robot HRP-2 Kai và Jaxon được Nhật Bản thiết kế với mục đích cứu hộ trong thảm họa thiên tai. Nó có thể hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt mà con người khó tiếp cận như động đất lớn, núi lửa phun trào...Ảnh: Mirror.Được mô phỏng như một loài kỳ nhông, Pleurobot là công cụ khoa học của khoa thần kinh họ. Bên cạnh đó, với thiết kế đặc biệt, robot kỳ nhông này có thể cứu mạng sống con người trong thảm họa thiên nhiên như động đất. Ảnh: Industry Tap.Robot bay hay còn gọi máy bay không người lái được sử dụng để cứu người trong những thảm họa như sương mù. Ảnh: Blogspot.Walk-Man là robot cứu hộ mang hình dáng giống người do Viện Công nghệ Ý và Đại học Pisa phát triển. Các lớp phủ mềm quanh thân robot cho phép nó chịu được va đập mạnh trong khi hoạt động. Ảnh: Youtube.Là nghiên cứu của nhóm cứu hộ Tartan (đại học Carnegie Mellon), robot Chimp có hình dạng như con người. Robot cao 1,57 mét, nặng 182 kg. Với cánh tay linh hoạt, Chimp có thể dễ dàng cầm nắm đồ vật. Ảnh: Cmu.Robot Emily có khả năng giải cứu 5 người cùng một lúc. Emily như một chiếc phao nổi trên mặt biển cho người tị nạn bám vào. Sau đó, robot sẽ đưa người gặp nạn tới thuyền cứu hộ. Ảnh: Popular Science.Robot rắn có thể trườn qua các tòa nhà đổ nát để tìm kiếm người mắc kẹt. Nó cũng giúp định vị người còn sống. Ảnh: RobotWorx.Robot Momaro do đại học Bonn nước Đức phát triển có khả năng di chuyển trên những địa hình phức tạp. Mỗi cánh tay robot có bốn ngón tay, linh hoạt trong việc giữ đồ vật. Ảnh: ResearchGate.
Gemini-Scout là mẫu robot cứu người do hãng Sandia National Labs (Mỹ) sáng tạo. Nó được thiết kế để thực hiện việc cứu hộ trong hầm mỏ, đặc biệt là mỏ than. Gemini-Scout có khả năng đánh giá điều kiện nguy hiểm trong hầm mỏ và giải cứu thợ mỏ trong trường hợp cần thiết. Ảnh: Tech.
Robot người nhện RoboSimian được trang bị chân tay cảm ứng, có thể di chuyển, xoay vòng và cứu sống con người. Robot này có khả năng kết nối đa điểm để hỗ trợ như một chiếc thang, lan can và cầu thang. Ảnh: Tech.
Robot HRP-2 Kai và Jaxon được Nhật Bản thiết kế với mục đích cứu hộ trong thảm họa thiên tai. Nó có thể hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt mà con người khó tiếp cận như động đất lớn, núi lửa phun trào...Ảnh: Mirror.
Được mô phỏng như một loài kỳ nhông, Pleurobot là công cụ khoa học của khoa thần kinh họ. Bên cạnh đó, với thiết kế đặc biệt, robot kỳ nhông này có thể cứu mạng sống con người trong thảm họa thiên nhiên như động đất. Ảnh: Industry Tap.
Robot bay hay còn gọi máy bay không người lái được sử dụng để cứu người trong những thảm họa như sương mù. Ảnh: Blogspot.
Walk-Man là robot cứu hộ mang hình dáng giống người do Viện Công nghệ Ý và Đại học Pisa phát triển. Các lớp phủ mềm quanh thân robot cho phép nó chịu được va đập mạnh trong khi hoạt động. Ảnh: Youtube.
Là nghiên cứu của nhóm cứu hộ Tartan (đại học Carnegie Mellon), robot Chimp có hình dạng như con người. Robot cao 1,57 mét, nặng 182 kg. Với cánh tay linh hoạt, Chimp có thể dễ dàng cầm nắm đồ vật. Ảnh: Cmu.
Robot Emily có khả năng giải cứu 5 người cùng một lúc. Emily như một chiếc phao nổi trên mặt biển cho người tị nạn bám vào. Sau đó, robot sẽ đưa người gặp nạn tới thuyền cứu hộ. Ảnh: Popular Science.
Robot rắn có thể trườn qua các tòa nhà đổ nát để tìm kiếm người mắc kẹt. Nó cũng giúp định vị người còn sống. Ảnh: RobotWorx.
Robot Momaro do đại học Bonn nước Đức phát triển có khả năng di chuyển trên những địa hình phức tạp. Mỗi cánh tay robot có bốn ngón tay, linh hoạt trong việc giữ đồ vật. Ảnh: ResearchGate.