Rừng Takayna/Tarkine (Úc): Khu rừng mưa ôn đới Takayna/Tarkine của Tasmania tái hiện lại khung cảnh Trái Đất cách đây 300 triệu năm. Đây là nơi sinh sống của loài cây sống lâu đời thứ hai trên hành tinh, thông Huon, với tuổi thọ lên tới 3.000 năm. Bạn có thể đăng ký tour Tarkine Trails với chuyến du ngoạn 4 ngày này băng qua những vùng đẹp nhất của Tarkine.Rừng Araucaria (Chile): Cây Araucaria, còn được gọi là Pehuén trong ngôn ngữ Mapuche bản địa hay “cây ghép hình khỉ”, có tuổi thọ khoảng 1.000 năm và mọc trên nhiều vùng của dãy núi Andes Chile. Khi đến vùng Araucanía của Chile vào tháng 11, bạn sẽ được chứng kiến “coning season”, khi cây cho ra hạt giống với hình dáng như trái dứa, được người Penuenche và Mapuche bản địa sử dụng trong các món ăn địa phương.Rừng Yakushima (Nhật Bản): Các gốc cây Yakusugi, còn được gọi là Japanese cedars (tên tiếng Nhật là sugi), đã tồn tại trong rừng trên đảo Yakushima khoảng 7.000 năm. Khu rừng nhiệt đới này được hoàng gia Nhật Bản thế kỷ 17 đánh giá cao đến mức những cảnh quan trong rừng đã được tái hiện lại tại một khu vườn trên đất liền. Năm 1993, Rừng Yakushima đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Đây cũng là nơi truyền cảm hứng cho các tác phẩm anime nổi tiếng như Princess Mononoke và Spirited Away.Rừng thông Bristlecone cổ thụ (California): Khu rừng Ancient Bristlecone Pine nằm ở độ cao 3km so với mực nước biển trong vùng cao nguyên California thuộc Rừng Quốc gia Inyo. Đây là nơi sinh sống của một số cây có tuổi thọ lớn nhất trên Trái Đất. Trong đó có cây Methuselah – mang hình dáng xoắn khác thường – ước tính đã trên 4.840 năm tuổi.Rừng nhiệt đới Amazon (Brazil, Peru, Colombia, Ecuador và Bolivia): Trong 55 triệu năm, Amazon là nơi sinh sống của một lượng lớn động vật hoang dã – ít nhất 10% đa dạng sinh học được biết đến trên thế giới. Du khách có thể sắp xếp các chuyến tham quan rừng nhiệt đới ở nhiều khu vực dọc theo chu vi của khu rừng hoặc tham gia chuyến du ngoạn kéo dài 5 ngày xuôi theo Sông Amazon với Du thuyền Delfin Amazon.Rừng nhiệt đới Daintree (Châu Úc): Khu rừng nhiệt đới cổ xưa ở miền bắc Australia này ước tính có tuổi đời lên tới 180 triệu năm. Đây là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất ở Úc với diện tích khoảng 1.200km vuông. Khu rừng cũng được công nhận là một phần của Di sản Thế giới – Vùng nhiệt đới của Queensland, một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất trên hành tinh.Rừng Białowieża (Ba Lan và Belarus): Rừng Białowieża là một trong những khu rừng lớn tuổi nhất còn sót lại của Châu Âu. Vào thời Trung cổ, đây là nơi săn bắn của các vị vua và sa hoàng. Vào đầu thế kỷ 20, Ba Lan và Belarus đã tuyên bố Rừng Białowieża – nằm ở biên giới của cả hai nước – là công viên quốc gia, và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1979.Rừng Waipoua (New Zealand): Cây lâu đời nhất trong Rừng Waipoua (New Zealand) được gọi là Tāne Mahuta (Chúa tể rừng xanh), ước tính có độ tuổi từ 1.250 đến 2.500 năm và cao tới 46m. Cây lá kim này là một trong nhiều cây ở Rừng Waipoua gần như bị xóa sổ khi những người định cư châu Âu đến vào thế kỷ 19 và bắt đầu chặt cây để lấy gỗ. May mắn thay, khu rừng đã được chỉ định là khu bảo tồn vào năm 1952 và hầu như không bị hư hại kể từ đó.Avenue of the Baobabs (Madagascar): Hàng trăm năm trước, Đại lộ Baobabs đã từng nằm trong một khu rừng nhiệt đới dày đặc cây Adansonia grandidieri - loại cây đặc biệt chỉ có ở Madagascar. Sau nhiều năm bị chặt phá, chỉ còn khoảng 20 cây còn tồn tại —thường được gọi là cây baobab—vẫn đứng vững dọc theo con đường đất nổi tiếng. Với hình dáng độc đáo và tư thế “ngược”, những cây thụ vĩ đại này đặc biệt nổi bật vào lúc bình minh và hoàng hôn.Rừng quốc gia Tongass (Alaska): Rừng mưa ôn đới ở Alaska này là rừng quốc gia lớn nhất ở Mỹ. Với diện tích 16,7 triệu mẫu Anh, Rừng Quốc gia Tongass chiếm một vùng không gian rộng lớn ở phía đông nam Alaska với một số cây cổ thực được bảo tồn tốt nhất tại Bắc Mỹ – nhiều cây được ước tính đã hơn 800 tuổi.
Rừng Takayna/Tarkine (Úc): Khu rừng mưa ôn đới Takayna/Tarkine của Tasmania tái hiện lại khung cảnh Trái Đất cách đây 300 triệu năm. Đây là nơi sinh sống của loài cây sống lâu đời thứ hai trên hành tinh, thông Huon, với tuổi thọ lên tới 3.000 năm. Bạn có thể đăng ký tour Tarkine Trails với chuyến du ngoạn 4 ngày này băng qua những vùng đẹp nhất của Tarkine.
Rừng Araucaria (Chile): Cây Araucaria, còn được gọi là Pehuén trong ngôn ngữ Mapuche bản địa hay “cây ghép hình khỉ”, có tuổi thọ khoảng 1.000 năm và mọc trên nhiều vùng của dãy núi Andes Chile. Khi đến vùng Araucanía của Chile vào tháng 11, bạn sẽ được chứng kiến “coning season”, khi cây cho ra hạt giống với hình dáng như trái dứa, được người Penuenche và Mapuche bản địa sử dụng trong các món ăn địa phương.
Rừng Yakushima (Nhật Bản): Các gốc cây Yakusugi, còn được gọi là Japanese cedars (tên tiếng Nhật là sugi), đã tồn tại trong rừng trên đảo Yakushima khoảng 7.000 năm. Khu rừng nhiệt đới này được hoàng gia Nhật Bản thế kỷ 17 đánh giá cao đến mức những cảnh quan trong rừng đã được tái hiện lại tại một khu vườn trên đất liền. Năm 1993, Rừng Yakushima đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Đây cũng là nơi truyền cảm hứng cho các tác phẩm anime nổi tiếng như Princess Mononoke và Spirited Away.
Rừng thông Bristlecone cổ thụ (California): Khu rừng Ancient Bristlecone Pine nằm ở độ cao 3km so với mực nước biển trong vùng cao nguyên California thuộc Rừng Quốc gia Inyo. Đây là nơi sinh sống của một số cây có tuổi thọ lớn nhất trên Trái Đất. Trong đó có cây Methuselah – mang hình dáng xoắn khác thường – ước tính đã trên 4.840 năm tuổi.
Rừng nhiệt đới Amazon (Brazil, Peru, Colombia, Ecuador và Bolivia): Trong 55 triệu năm, Amazon là nơi sinh sống của một lượng lớn động vật hoang dã – ít nhất 10% đa dạng sinh học được biết đến trên thế giới. Du khách có thể sắp xếp các chuyến tham quan rừng nhiệt đới ở nhiều khu vực dọc theo chu vi của khu rừng hoặc tham gia chuyến du ngoạn kéo dài 5 ngày xuôi theo Sông Amazon với Du thuyền Delfin Amazon.
Rừng nhiệt đới Daintree (Châu Úc): Khu rừng nhiệt đới cổ xưa ở miền bắc Australia này ước tính có tuổi đời lên tới 180 triệu năm. Đây là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất ở Úc với diện tích khoảng 1.200km vuông. Khu rừng cũng được công nhận là một phần của Di sản Thế giới – Vùng nhiệt đới của Queensland, một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất trên hành tinh.
Rừng Białowieża (Ba Lan và Belarus): Rừng Białowieża là một trong những khu rừng lớn tuổi nhất còn sót lại của Châu Âu. Vào thời Trung cổ, đây là nơi săn bắn của các vị vua và sa hoàng. Vào đầu thế kỷ 20, Ba Lan và Belarus đã tuyên bố Rừng Białowieża – nằm ở biên giới của cả hai nước – là công viên quốc gia, và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1979.
Rừng Waipoua (New Zealand): Cây lâu đời nhất trong Rừng Waipoua (New Zealand) được gọi là Tāne Mahuta (Chúa tể rừng xanh), ước tính có độ tuổi từ 1.250 đến 2.500 năm và cao tới 46m. Cây lá kim này là một trong nhiều cây ở Rừng Waipoua gần như bị xóa sổ khi những người định cư châu Âu đến vào thế kỷ 19 và bắt đầu chặt cây để lấy gỗ. May mắn thay, khu rừng đã được chỉ định là khu bảo tồn vào năm 1952 và hầu như không bị hư hại kể từ đó.
Avenue of the Baobabs (Madagascar): Hàng trăm năm trước, Đại lộ Baobabs đã từng nằm trong một khu rừng nhiệt đới dày đặc cây Adansonia grandidieri - loại cây đặc biệt chỉ có ở Madagascar. Sau nhiều năm bị chặt phá, chỉ còn khoảng 20 cây còn tồn tại —thường được gọi là cây baobab—vẫn đứng vững dọc theo con đường đất nổi tiếng. Với hình dáng độc đáo và tư thế “ngược”, những cây thụ vĩ đại này đặc biệt nổi bật vào lúc bình minh và hoàng hôn.
Rừng quốc gia Tongass (Alaska): Rừng mưa ôn đới ở Alaska này là rừng quốc gia lớn nhất ở Mỹ. Với diện tích 16,7 triệu mẫu Anh, Rừng Quốc gia Tongass chiếm một vùng không gian rộng lớn ở phía đông nam Alaska với một số cây cổ thực được bảo tồn tốt nhất tại Bắc Mỹ – nhiều cây được ước tính đã hơn 800 tuổi.