Sự kiện ra mắt iPad vào tháng 1/2010 đã mở đầu cho một thập kỷ sôi động của thế giới công nghệ. Cũng trong năm 2010, Apple đã vượt qua Microsoft để trở thành công ty công nghệ giá trị nhất thế giới. Đây là một thành tựu đáng kinh ngạc khi trước đó hơn 10 năm Apple đã đứng trên bờ vực phá sản. Apple và cuộc cách mạng di động đã đóng vai trò quan trọng trong 10 câu chuyện công nghệ đáng nhớ nhất thập niên qua.Những công ty tạo ra dịch vụ chia sẻ như Uber, Lyft và Airbnb đã "phá ngang" nhiều ngành truyền thống. Những ứng dụng trên điện thoại giúp cho người dùng bắt xe, đặt chỗ ở hay đồ ăn dễ dàng với chi phí thấp hơn dịch vụ thông thường. Những ứng dụng khởi nguồn từ châu Á như DiDi hay Grab cũng nhanh chóng phát triển và chiếm lĩnh các thị trường đang phát triển. Sức mạnh của các ứng dụng chia sẻ thể hiện ở các con số. Airbnb giờ có số phòng nhiều hơn 5 chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới cộng lại, Uber và Lyft có số chuyến xe nhiều hơn taxi tới 65% ở New York. Tuy nhiên, các ứng dụng này cũng đối mặt với những sự chỉ trích từ các nhà lập pháp lẫn người cung cấp dịch vụ.Một trong những quyết định gây tranh cãi nhiều nhất trong ngành smartphone là khi Apple quyết định loại bỏ chân cắm tai nghe từ thế hệ iPhone 7. Các nhà sản xuất khác cũng dần dần làm theo Apple. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của các dòng tai nghe không dây hoàn toàn, trong đó AirPods vẫn là cái tên số 1. Apple có thể bán được tới 50 triệu chiếc AirPods vào năm 2019.Năm 2014, Amazon ra mắt loa thông minh Echo tích hợp trợ lý ảo Alexa. Thiết bị này ban đầu bị chê bai, nghi ngờ, nhưng sau đó nhanh chóng trở thành trào lưu của các hãng công nghệ. Những nhà phát triển cũng nhập cuộc và tạo ra các "kỹ năng" để cải thiện khả năng của loa thông minh. Google và Apple đều tham gia cuộc chơi này, nhưng tất cả các hãng đều bị nghi ngờ sử dụng dữ liệu của người dùng không minh bạch.Apple ra mắt chiếc Apple Watch đầu tiên vào tháng 4/2015. Không phải là một chiếc máy tính đeo trên cổ tay, Apple Watch mang những tính năng thông minh vừa đủ để thu hút người dùng, trở thành chiếc đồng hồ bán chạy nhất thế giới chỉ sau 2 năm. Những hãng sản xuất đồng hồ thông minh khác như Fitbit, Garmin nhanh chóng tham gia cuộc chơi các sản phẩm hướng tới sức khỏe.Đồng hồ đeo tay trở thành thiết bị đeo phù hợp nhất để tích hợp các tính năng thông minh. Trong khi đó, kính thông minh do Google khởi xướng với Google Glass đã không thể trở thành trào lưu sau khi ra mắt vào năm 2013. Dù vậy, Google, Facebook và Apple có thể trở lại với thiết bị này khi tích hợp thực tế ảo tăng cường (AR) trong thời gian tới.Tesla là một trường hợp đặc biệt, bởi họ có doanh số thấp nhất trong số những sản phẩm được nhắc đến trong danh sách. Tuy nhiên, xe điện Tesla đã thúc đẩy sự phát triển của ngành xe hơi điện nói chung, cũng như các công nghệ như xe tự lái. Họ cũng đưa ra những tiêu chuẩn mới cho việc nâng cấp trong ngành xe, như gói nâng cấp "tự lái" có thể tải qua mạng và cập nhật vào xe như một ứng dụng. Tuy nhiên, tính năng tự lái của xe Tesla cũng gây tranh cãi khi nhiều người quá phụ thuộc vào nó, gây mất an toàn.10 năm qua cũng chứng kiến trào lưu sử dụng công nghệ để cải thiện sức khỏe, bớt "nghiện" các thiết bị công nghệ. Những thiết bị như Apple Watch hay Fitbit đều tích hợp nhiều cảm biến để theo dõi tình trạng sức khỏe của người dùng. Các ứng dụng như MyFitnessPal và Lose It giúp quản lý lượng thức ăn và dinh dưỡng nạp vào, còn những ứng dụng như SleepWatch hay giường thông minh giúp giấc ngủ chất lượng hơn.Các dịch vụ xem phim trực tuyến như Netflix, Hulu, HBO và cả YouTube đã làm thay đổi ngành truyền hình trong thập niên vừa qua. Người dùng ngày nay cũng không còn phải xem phim trên TV nữa, mà có thể xem ở bất cứ đâu qua smartphone, máy tính bảng. Mặc dù không phải là công nghệ ở "mặt tiền", trực tiếp tương tác với người dùng, các công nghệ nền tảng như điện toán đám mây, dữ liệu lớn và AI đang thay đổi cách sử dụng của rất nhiều người. Từ trợ lý ảo, chụp ảnh thiếu sáng tới sao lưu dữ liệu, tất cả những tiện ích này đều được tạo ra từ những công nghệ nói trên. iPad và Chromebook dường như không có điểm chung, nhưng chúng đều làm thay đổi cách chúng ta sử dụng máy tính. iPad ban đầu là thiết bị hướng tới giải trí, nhưng ngày càng được Apple nâng cấp để hướng tới khả năng làm việc. Trong khi đó, Chromebook đem lại trải nghiệm sử dụng máy tính đơn giản cho nhiều đối tượng như trẻ em, sinh viên hay người gài, không rành công nghệ. Smartphone cũng đang thay thế nhiều vai trò công việc trên những chiếc máy tính.Công nghệ mạng quan trọng nhất với thiết bị di động là 4G bắt đầu được ứng dụng từ năm 2010. Tốc độ của mạng 4G giúp đảm bảo những trải nghiệm như xem video, lướt web hay gọi xe mà trước đó 3G không thể đáp ứng được. Đó chính là lý do nhiều người chờ đợi công nghệ 5G sẽ tiếp sức cho một cuộc cách mạng công nghệ trong thập niên tới.
Sự kiện ra mắt iPad vào tháng 1/2010 đã mở đầu cho một thập kỷ sôi động của thế giới công nghệ. Cũng trong năm 2010, Apple đã vượt qua Microsoft để trở thành công ty công nghệ giá trị nhất thế giới. Đây là một thành tựu đáng kinh ngạc khi trước đó hơn 10 năm Apple đã đứng trên bờ vực phá sản. Apple và cuộc cách mạng di động đã đóng vai trò quan trọng trong 10 câu chuyện công nghệ đáng nhớ nhất thập niên qua.
Những công ty tạo ra dịch vụ chia sẻ như Uber, Lyft và Airbnb đã "phá ngang" nhiều ngành truyền thống. Những ứng dụng trên điện thoại giúp cho người dùng bắt xe, đặt chỗ ở hay đồ ăn dễ dàng với chi phí thấp hơn dịch vụ thông thường. Những ứng dụng khởi nguồn từ châu Á như DiDi hay Grab cũng nhanh chóng phát triển và chiếm lĩnh các thị trường đang phát triển.
Sức mạnh của các ứng dụng chia sẻ thể hiện ở các con số. Airbnb giờ có số phòng nhiều hơn 5 chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới cộng lại, Uber và Lyft có số chuyến xe nhiều hơn taxi tới 65% ở New York. Tuy nhiên, các ứng dụng này cũng đối mặt với những sự chỉ trích từ các nhà lập pháp lẫn người cung cấp dịch vụ.
Một trong những quyết định gây tranh cãi nhiều nhất trong ngành smartphone là khi Apple quyết định loại bỏ chân cắm tai nghe từ thế hệ iPhone 7. Các nhà sản xuất khác cũng dần dần làm theo Apple. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của các dòng tai nghe không dây hoàn toàn, trong đó AirPods vẫn là cái tên số 1. Apple có thể bán được tới 50 triệu chiếc AirPods vào năm 2019.
Năm 2014, Amazon ra mắt loa thông minh Echo tích hợp trợ lý ảo Alexa. Thiết bị này ban đầu bị chê bai, nghi ngờ, nhưng sau đó nhanh chóng trở thành trào lưu của các hãng công nghệ. Những nhà phát triển cũng nhập cuộc và tạo ra các "kỹ năng" để cải thiện khả năng của loa thông minh. Google và Apple đều tham gia cuộc chơi này, nhưng tất cả các hãng đều bị nghi ngờ sử dụng dữ liệu của người dùng không minh bạch.
Apple ra mắt chiếc Apple Watch đầu tiên vào tháng 4/2015. Không phải là một chiếc máy tính đeo trên cổ tay, Apple Watch mang những tính năng thông minh vừa đủ để thu hút người dùng, trở thành chiếc đồng hồ bán chạy nhất thế giới chỉ sau 2 năm. Những hãng sản xuất đồng hồ thông minh khác như Fitbit, Garmin nhanh chóng tham gia cuộc chơi các sản phẩm hướng tới sức khỏe.
Đồng hồ đeo tay trở thành thiết bị đeo phù hợp nhất để tích hợp các tính năng thông minh. Trong khi đó, kính thông minh do Google khởi xướng với Google Glass đã không thể trở thành trào lưu sau khi ra mắt vào năm 2013. Dù vậy, Google, Facebook và Apple có thể trở lại với thiết bị này khi tích hợp thực tế ảo tăng cường (AR) trong thời gian tới.
Tesla là một trường hợp đặc biệt, bởi họ có doanh số thấp nhất trong số những sản phẩm được nhắc đến trong danh sách. Tuy nhiên, xe điện Tesla đã thúc đẩy sự phát triển của ngành xe hơi điện nói chung, cũng như các công nghệ như xe tự lái. Họ cũng đưa ra những tiêu chuẩn mới cho việc nâng cấp trong ngành xe, như gói nâng cấp "tự lái" có thể tải qua mạng và cập nhật vào xe như một ứng dụng. Tuy nhiên, tính năng tự lái của xe Tesla cũng gây tranh cãi khi nhiều người quá phụ thuộc vào nó, gây mất an toàn.
10 năm qua cũng chứng kiến trào lưu sử dụng công nghệ để cải thiện sức khỏe, bớt "nghiện" các thiết bị công nghệ. Những thiết bị như Apple Watch hay Fitbit đều tích hợp nhiều cảm biến để theo dõi tình trạng sức khỏe của người dùng. Các ứng dụng như MyFitnessPal và Lose It giúp quản lý lượng thức ăn và dinh dưỡng nạp vào, còn những ứng dụng như SleepWatch hay giường thông minh giúp giấc ngủ chất lượng hơn.
Các dịch vụ xem phim trực tuyến như Netflix, Hulu, HBO và cả YouTube đã làm thay đổi ngành truyền hình trong thập niên vừa qua. Người dùng ngày nay cũng không còn phải xem phim trên TV nữa, mà có thể xem ở bất cứ đâu qua smartphone, máy tính bảng.
Mặc dù không phải là công nghệ ở "mặt tiền", trực tiếp tương tác với người dùng, các công nghệ nền tảng như điện toán đám mây, dữ liệu lớn và AI đang thay đổi cách sử dụng của rất nhiều người. Từ trợ lý ảo, chụp ảnh thiếu sáng tới sao lưu dữ liệu, tất cả những tiện ích này đều được tạo ra từ những công nghệ nói trên.
iPad và Chromebook dường như không có điểm chung, nhưng chúng đều làm thay đổi cách chúng ta sử dụng máy tính. iPad ban đầu là thiết bị hướng tới giải trí, nhưng ngày càng được Apple nâng cấp để hướng tới khả năng làm việc. Trong khi đó, Chromebook đem lại trải nghiệm sử dụng máy tính đơn giản cho nhiều đối tượng như trẻ em, sinh viên hay người gài, không rành công nghệ. Smartphone cũng đang thay thế nhiều vai trò công việc trên những chiếc máy tính.
Công nghệ mạng quan trọng nhất với thiết bị di động là 4G bắt đầu được ứng dụng từ năm 2010. Tốc độ của mạng 4G giúp đảm bảo những trải nghiệm như xem video, lướt web hay gọi xe mà trước đó 3G không thể đáp ứng được. Đó chính là lý do nhiều người chờ đợi công nghệ 5G sẽ tiếp sức cho một cuộc cách mạng công nghệ trong thập niên tới.