Được hạ thủy ngày 14/12/1940, USS Hornet là tàu sân bay cuối cùng của Mỹ được sản xuất trước khi nước này tham gia Thế chiến II. Nó có cuộc đời khá ngắn ngủi khi bị lực lượng không quân Nhật Bản nhấn chìm sau chưa đầy 2 năm hoạt động.Ngược dòng thời gian, vào ngày 17/8/1942, tàu sân bay USS Hornet được điều đi bảo vệ các vùng biển dẫn đến Guadalcanal tại quần đảo Solomon đang nằm trong sự giành giật quyết liệt giữa Mỹ và Nhật. Đến giữa tháng 9, nó là tàu sân bay duy nhất chưa bị hư hại ở khu vực này.Ngày 26/10/1942, USS Hornet tham gia trận chiến quyết định số phận của mình ở quần đảo Santa Cruz. Đây là cuộc chiến giữa các tàu sân bay của Mỹ và Nhật, không có sự tham gia trực tiếp của của các loại tàu khác.Sáng hôm đó, máy bay xuất phát từ USS Hornet đã gây hư hỏng nặng cho tàu sân bay Shokaku và tàu tuần dương Chikuma của Nhật. Hai tàu tuần dương Nhật khác cũng bị máy bay của USS Hornet tấn công.Nhưng USS Hornet cũng hứng chịu những đòn giáng trả mạnh mẽ. Trong vòng 15 phút, nó hứng chịu ba quả bom từ những chiếc máy bay ném bom bổ nhào và hai quả ngư lôi từ những chiếc máy bay ném ngư lôi Nhật Bản.Trên thực tế, vụ nổ do bom của Nhật Bản dội xuống tàu Hornet lớn đến mức hai trong số các máy bay ném bom Nhật cũng bị tê liệt vì xung chấn, và các phi công đã đâm thẳng máy bay xuống boong tàu sân bay Mỹ như đòn cảm tử.USS Hornet đã vị vô hiệu hóa, và tàu tuần dương Northampton phải kéo nó đi. Đến cuối ngày, trong khi được kéo đi, USS Hornet lại bị máy bay Nhật Bản đánh trúng thêm một quả ngư lôi nữa. Lệnh bỏ tàu được đưa ra.Lực lượng Mỹ sau đó cố gắng đánh chìm USS Hornet bằng 9 trái thủy lôi và hơn 400 phát đạn 127 mm từ các tàu khu trục Mustin và Anderson. Dù vậy, kiên cường quá mức cần thiết, con tàu vẫn trơ ra trên mặt biển.Cuối cùng lực lượng hải quân Nhật xuất hiện kết liễu chiếc USS Hornet bằng bốn quả ngư lôi 610 mm. Lúc 1h35 sáng ngày 27/10/1942, con tàu sân bay nặng 20.000 tấn chìm xuống đáy biển.Dù người Mỹ phải chịu tổn thất nặng nề, máy bay Nhật cũng phải trả một cái giá đắt không kém. Hơn 100 máy bay, gồm 25 trong số 27 máy bay ném bom tấn công Hornet, đã bị loại khỏi vòng chiến.Đến cuối tháng 1/2019, xác của USS Hornet đã được phát hiện ở độ sâu hơn 5,2 km tại vùng biển thuộc quần đảo Solomon.Mời quý độc giả xem video: Bãi biển bỏng ngô chỉ có ở Tây Ban Nha / VTV Travel.
Được hạ thủy ngày 14/12/1940, USS Hornet là tàu sân bay cuối cùng của Mỹ được sản xuất trước khi nước này tham gia Thế chiến II. Nó có cuộc đời khá ngắn ngủi khi bị lực lượng không quân Nhật Bản nhấn chìm sau chưa đầy 2 năm hoạt động.
Ngược dòng thời gian, vào ngày 17/8/1942, tàu sân bay USS Hornet được điều đi bảo vệ các vùng biển dẫn đến Guadalcanal tại quần đảo Solomon đang nằm trong sự giành giật quyết liệt giữa Mỹ và Nhật. Đến giữa tháng 9, nó là tàu sân bay duy nhất chưa bị hư hại ở khu vực này.
Ngày 26/10/1942, USS Hornet tham gia trận chiến quyết định số phận của mình ở quần đảo Santa Cruz. Đây là cuộc chiến giữa các tàu sân bay của Mỹ và Nhật, không có sự tham gia trực tiếp của của các loại tàu khác.
Sáng hôm đó, máy bay xuất phát từ USS Hornet đã gây hư hỏng nặng cho tàu sân bay Shokaku và tàu tuần dương Chikuma của Nhật. Hai tàu tuần dương Nhật khác cũng bị máy bay của USS Hornet tấn công.
Nhưng USS Hornet cũng hứng chịu những đòn giáng trả mạnh mẽ. Trong vòng 15 phút, nó hứng chịu ba quả bom từ những chiếc máy bay ném bom bổ nhào và hai quả ngư lôi từ những chiếc máy bay ném ngư lôi Nhật Bản.
Trên thực tế, vụ nổ do bom của Nhật Bản dội xuống tàu Hornet lớn đến mức hai trong số các máy bay ném bom Nhật cũng bị tê liệt vì xung chấn, và các phi công đã đâm thẳng máy bay xuống boong tàu sân bay Mỹ như đòn cảm tử.
USS Hornet đã vị vô hiệu hóa, và tàu tuần dương Northampton phải kéo nó đi. Đến cuối ngày, trong khi được kéo đi, USS Hornet lại bị máy bay Nhật Bản đánh trúng thêm một quả ngư lôi nữa. Lệnh bỏ tàu được đưa ra.
Lực lượng Mỹ sau đó cố gắng đánh chìm USS Hornet bằng 9 trái thủy lôi và hơn 400 phát đạn 127 mm từ các tàu khu trục Mustin và Anderson. Dù vậy, kiên cường quá mức cần thiết, con tàu vẫn trơ ra trên mặt biển.
Cuối cùng lực lượng hải quân Nhật xuất hiện kết liễu chiếc USS Hornet bằng bốn quả ngư lôi 610 mm. Lúc 1h35 sáng ngày 27/10/1942, con tàu sân bay nặng 20.000 tấn chìm xuống đáy biển.
Dù người Mỹ phải chịu tổn thất nặng nề, máy bay Nhật cũng phải trả một cái giá đắt không kém. Hơn 100 máy bay, gồm 25 trong số 27 máy bay ném bom tấn công Hornet, đã bị loại khỏi vòng chiến.
Đến cuối tháng 1/2019, xác của USS Hornet đã được phát hiện ở độ sâu hơn 5,2 km tại vùng biển thuộc quần đảo Solomon.
Mời quý độc giả xem video: Bãi biển bỏng ngô chỉ có ở Tây Ban Nha / VTV Travel.