Ngày 11/9/1792, viên kim cương Hope - Hy Vọng bị đánh cắp từ một người chuyên cất giữ những món đồ trang sức. Viên kim cương 45,52 carat thu hút sự chú ý của tất cả mọi người bởi vẻ đẹp huyền bí và lộng lẫy của nó. (Nguồn: vtc.vn)Câu chuyện về lời nguyền của viên kim cương Hope bắt đầu khi một thương gia có tên là Jean-Baptiste Tavernier lấy trộm viên kim cương màu xanh caribbean 115 carat từ mắt của một bức tượng Hindu. (Nguồn: bazaarvietnam.vn)Sau khi phát hiện ra viên kim cương bị mất tích, các linh mục đã đặt ra một lời nguyền dành cho bất kỳ ai sở hữu viên kim cương đó trong tay, kể cả những người mua lại viên kim cương này sau đó. (Nguồn: aFamily)Ngay sau khi ăn cắp viên kim cương, thương gia đá quý người Pháp Jean-Baptiste Tavernier bị ốm nặng và qua đời không lâu sau đó. (Nguồn: Genk)Năm 1673, vua Louis XIV mua viên kim cương từ Tavernier. Sau đó, ông qua đời vì chứng hoại thư và tất cả những đứa con hợp pháp của ông cũng chết yểu, ngoại trừ một người. (Nguồn: Vietnamnet)Nicholas Fouquet, người hầu cận của Vua Louis XIV đã từng đeo viên kim cương này trong một dịp đặc biệt của Hoàng gia. Không lâu sau đó, anh ta bất hòa với nhà vua và bị trục xuất khỏi Pháp. Sau đó, nhà vua đổi hình phạt thành án chung thân và giam giữ Fouquet suốt 15 năm trong nhà tù Pignerol. (Nguồn: bazaarvietnam.vn)Sau khi vua Louis XVI thừa hưởng viên kim cương "Màu xanh của nước Pháp", phu nhân của ông, hoàng hậu Marie Antoinette đã đeo nó, và tất cả chúng ta đều biết kết cục sau này của họ. Cả 2 đều chết thảm sau cuộc chạy trốn khỏi nước Pháp vào năm 1971. (Nguồn: vtc.vn)Marie-Louise, Công chúa de Lamball, bạn thân của Hoàng hậu Marie Antoinette cũng bị sát hại dã man bằng búa, bị chặt đầu, đâm vào cọc và treo trước cửa sổ nhà giam Marie Antoinette. (Nguồn: Kenh14)Sau đó, viên kim cương lại rơi vào tay Wilhelm Fals - một thợ kim hoàn người Hà Lan. Người này đã phải trải qua một vụ bạo lực gia đình ghê gớm khi bị con trai giết thảm. Người con trai cũng tự sát sau khi giết cha mình. (Nguồn: Genk)Viên kim cương lại tiếp tục lưu lạc và được mua lại bởi một thương nhân người Hy Lạp có tên là Simon Maoncharides. Lời nguyền từ viên kim cương chết chóc một lần nữa khiến cho chàng trai xấu số thiệt mạng khi đang lái xe trên một vách đá. Ngay sau đó, vợ và con của anh ta cũng tự sát để đi theo Simon. (Nguồn: VnExpress)Có lẽ, người phải chịu lời nguyền khủng khiếp nhất của viên kim cương này chính là Evalyn Walsh McLean - một tiểu thư sống trong giàu có, nhung lụa... Tai họa bắt đầu ập đến khi mẹ chồng Evalyn qua đời. Sau đó, con trai của cô cũng qua đời khi mới 9 tuổi. Chồng Evalyn cũng bỏ đi theo một phụ nữ khác và qua đời tại một bệnh viện tâm thần. (Nguồn: VietNamNet)James Todd, người vận chuyển viên kim cương đến tay Smithsonian bị ngã gãy chân trong một tai nạn xe tải ngay sau đó. Không lâu sau, ông lại bị tai nạn và chấn thương vùng đầu. Ngoài ra, ngôi nhà ông đang ở cũng bị thiêu rụi hoàn toàn. (Nguồn: Eropi Jewerly)
Ngày 11/9/1792, viên kim cương Hope - Hy Vọng bị đánh cắp từ một người chuyên cất giữ những món đồ trang sức. Viên kim cương 45,52 carat thu hút sự chú ý của tất cả mọi người bởi vẻ đẹp huyền bí và lộng lẫy của nó. (Nguồn: vtc.vn)
Câu chuyện về lời nguyền của viên kim cương Hope bắt đầu khi một thương gia có tên là Jean-Baptiste Tavernier lấy trộm viên kim cương màu xanh caribbean 115 carat từ mắt của một bức tượng Hindu. (Nguồn: bazaarvietnam.vn)
Sau khi phát hiện ra viên kim cương bị mất tích, các linh mục đã đặt ra một lời nguyền dành cho bất kỳ ai sở hữu viên kim cương đó trong tay, kể cả những người mua lại viên kim cương này sau đó. (Nguồn: aFamily)
Ngay sau khi ăn cắp viên kim cương, thương gia đá quý người Pháp Jean-Baptiste Tavernier bị ốm nặng và qua đời không lâu sau đó. (Nguồn: Genk)
Năm 1673, vua Louis XIV mua viên kim cương từ Tavernier. Sau đó, ông qua đời vì chứng hoại thư và tất cả những đứa con hợp pháp của ông cũng chết yểu, ngoại trừ một người. (Nguồn: Vietnamnet)
Nicholas Fouquet, người hầu cận của Vua Louis XIV đã từng đeo viên kim cương này trong một dịp đặc biệt của Hoàng gia. Không lâu sau đó, anh ta bất hòa với nhà vua và bị trục xuất khỏi Pháp. Sau đó, nhà vua đổi hình phạt thành án chung thân và giam giữ Fouquet suốt 15 năm trong nhà tù Pignerol. (Nguồn: bazaarvietnam.vn)
Sau khi vua Louis XVI thừa hưởng viên kim cương "Màu xanh của nước Pháp", phu nhân của ông, hoàng hậu Marie Antoinette đã đeo nó, và tất cả chúng ta đều biết kết cục sau này của họ. Cả 2 đều chết thảm sau cuộc chạy trốn khỏi nước Pháp vào năm 1971. (Nguồn: vtc.vn)
Marie-Louise, Công chúa de Lamball, bạn thân của Hoàng hậu Marie Antoinette cũng bị sát hại dã man bằng búa, bị chặt đầu, đâm vào cọc và treo trước cửa sổ nhà giam Marie Antoinette. (Nguồn: Kenh14)
Sau đó, viên kim cương lại rơi vào tay Wilhelm Fals - một thợ kim hoàn người Hà Lan. Người này đã phải trải qua một vụ bạo lực gia đình ghê gớm khi bị con trai giết thảm. Người con trai cũng tự sát sau khi giết cha mình. (Nguồn: Genk)
Viên kim cương lại tiếp tục lưu lạc và được mua lại bởi một thương nhân người Hy Lạp có tên là Simon Maoncharides. Lời nguyền từ viên kim cương chết chóc một lần nữa khiến cho chàng trai xấu số thiệt mạng khi đang lái xe trên một vách đá. Ngay sau đó, vợ và con của anh ta cũng tự sát để đi theo Simon. (Nguồn: VnExpress)
Có lẽ, người phải chịu lời nguyền khủng khiếp nhất của viên kim cương này chính là Evalyn Walsh McLean - một tiểu thư sống trong giàu có, nhung lụa... Tai họa bắt đầu ập đến khi mẹ chồng Evalyn qua đời. Sau đó, con trai của cô cũng qua đời khi mới 9 tuổi. Chồng Evalyn cũng bỏ đi theo một phụ nữ khác và qua đời tại một bệnh viện tâm thần. (Nguồn: VietNamNet)
James Todd, người vận chuyển viên kim cương đến tay Smithsonian bị ngã gãy chân trong một tai nạn xe tải ngay sau đó. Không lâu sau, ông lại bị tai nạn và chấn thương vùng đầu. Ngoài ra, ngôi nhà ông đang ở cũng bị thiêu rụi hoàn toàn. (Nguồn: Eropi Jewerly)