Vào những năm đầu thế kỷ 20, tàu Titanic được xem là con tàu lớn, hiện đại, lộng lẫy và sang trọng bậc nhất thế giới. Đặc biệt, nó được mệnh danh là "không thể chìm". Thế nhưng, số phận của con tàu này hoàn toàn trái ngược.5 ngày sau khi ra khơi, con tàu Titanic đã đâm phải một tảng băng trôi và từ từ chìm xuống vùng biển Bắc Đại Tây Dương.Thảm kịch hàng hải kinh hoàng này đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.500 người trong tổng số hơn 2.000 hành khách và thủy thủ đoàn.Mặc dù biết tàu Titanic chìm ở vùng biển cách Newfoundland của Canada khoảng 600 km nhưng các chuyên gia gặp nhiều khó khăn xác định vị trí chính xác của con tàu. Mãi tới năm 1985, xác tàu Titanic mới được tìm thấy ở độ sâu khoảng 3.810m.Sau khi tìm thấy xác tàu Titanic, nhiều chuyên gia muốn trục vớt con tàu nên đã lên kế hoạch cho các phương án. Tuy nhiên, cuối cùng, họ từ bỏ kế hoạch trục vớt vì không khả thi.Bởi lẽ, tàu Titanic được chế tạo từ hàng nghìn tấm thép dày 2,45 cm và khoảng 2 triệu đinh tán bằng thép và sắt rèn. Sau hơn 70 năm "ngủ vùi" dưới đáy biển, xác tàu bị các vi khuẩn ăn mòn, tạo ra gỉ sét bao phủ xung quanh.Theo các chuyên gia, gỉ sét là thể yếu của kim loại nên rất dễ gãy vụn. Thêm nữa, các dòng hải lưu và muối ăn mòn cũng góp phần làm tàu Titanic bị hư hại thêm theo thời gian. Nếu trục vớt thì xác tàu có thể bị vỡ thành nhiều mảnh, thậm chí hư hại hoàn toàn.Tiếp theo, các chuyên gia ước tính chi phí trục vớt xác tàu Titanic lên tới 1,5 triệu USD (tương đương với 45 triệu USD hiện nay). Do con tàu chìm ở độ sâu rất lớn nên việc trục vớt sẽ phức tạp và tốn kém hơn nhiều.Việc tìm kiếm các công ty, tổ chức đồng ý bỏ ra số tiền lớn như vậy để trục vớt xác tàu Titanic không hề dễ dàng. Với những lý do trên, xác tàu Titanic vẫn nằm yên dưới đáy biển.Mời độc giả xem video: Cận cảnh xác tàu Titanic dưới đáy biển sâu 4.000m.
Vào những năm đầu thế kỷ 20, tàu Titanic được xem là con tàu lớn, hiện đại, lộng lẫy và sang trọng bậc nhất thế giới. Đặc biệt, nó được mệnh danh là "không thể chìm". Thế nhưng, số phận của con tàu này hoàn toàn trái ngược.
5 ngày sau khi ra khơi, con tàu Titanic đã đâm phải một tảng băng trôi và từ từ chìm xuống vùng biển Bắc Đại Tây Dương.
Thảm kịch hàng hải kinh hoàng này đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.500 người trong tổng số hơn 2.000 hành khách và thủy thủ đoàn.
Mặc dù biết tàu Titanic chìm ở vùng biển cách Newfoundland của Canada khoảng 600 km nhưng các chuyên gia gặp nhiều khó khăn xác định vị trí chính xác của con tàu. Mãi tới năm 1985, xác tàu Titanic mới được tìm thấy ở độ sâu khoảng 3.810m.
Sau khi tìm thấy xác tàu Titanic, nhiều chuyên gia muốn trục vớt con tàu nên đã lên kế hoạch cho các phương án. Tuy nhiên, cuối cùng, họ từ bỏ kế hoạch trục vớt vì không khả thi.
Bởi lẽ, tàu Titanic được chế tạo từ hàng nghìn tấm thép dày 2,45 cm và khoảng 2 triệu đinh tán bằng thép và sắt rèn. Sau hơn 70 năm "ngủ vùi" dưới đáy biển, xác tàu bị các vi khuẩn ăn mòn, tạo ra gỉ sét bao phủ xung quanh.
Theo các chuyên gia, gỉ sét là thể yếu của kim loại nên rất dễ gãy vụn. Thêm nữa, các dòng hải lưu và muối ăn mòn cũng góp phần làm tàu Titanic bị hư hại thêm theo thời gian. Nếu trục vớt thì xác tàu có thể bị vỡ thành nhiều mảnh, thậm chí hư hại hoàn toàn.
Tiếp theo, các chuyên gia ước tính chi phí trục vớt xác tàu Titanic lên tới 1,5 triệu USD (tương đương với 45 triệu USD hiện nay). Do con tàu chìm ở độ sâu rất lớn nên việc trục vớt sẽ phức tạp và tốn kém hơn nhiều.
Việc tìm kiếm các công ty, tổ chức đồng ý bỏ ra số tiền lớn như vậy để trục vớt xác tàu Titanic không hề dễ dàng. Với những lý do trên, xác tàu Titanic vẫn nằm yên dưới đáy biển.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh xác tàu Titanic dưới đáy biển sâu 4.000m.