Vào ngày 12/2/1912, Vua Phổ Nghi thoái vị sau cuộc Cách mạng Tân Hợi do Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Trung Sơn) lãnh đạo. Sau đó, hoàng thất nhà Thanh vẫn sống trong Tử Cấm Thành.Theo đó, hàng nghìn thái giám tiếp tục hầu hạ Phổ Nghi và hoàng tộc nhà Thanh. Thế nhưng, toàn bộ thái giám bị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc đuổi khỏi Tử Cấm Thành sau khi xảy ra một trận hỏa hoạn.Cụ thể, vào lúc 9h tối ngày 26/6/1923, hỏa hoạn bất ngờ xảy ra ở Kiến Phúc Cung trong Tử Cấm Thành. Vụ hỏa hoạn nhanh chóng lan rộng từ Tĩnh Di Hiên đến Diên Xuân Các. Phải đến trưa hôm sau, trận hỏa hoạn này mới được dập tắt hoàn toàn.Kiến Phúc Cung là nơi lưu giữ nhiều tranh chữ cổ, tượng Phật của hai đời Hoàng đế Càn Long và Gia Khánh, lễ vật hoàng đế Quang Tự nhận được khi đại hôn... Theo đó, vụ hỏa hoạn không chỉ làm hư hại kiến trúc của Kiến Phúc Cung mà còn khiến gây tổn thất đối với nhiều bảo vật của hoàng thất nhà Thanh.Phổ Nghi vô cùng đau lòng khi hay tin hỏa hoạn xảy ra ở Kiến Phúc Cung. Điều đáng nói là trước khi xảy ra hỏa hoạn, Phổ Nghi đã cho người điều tra về việc nhiều văn vặt trong cung bị mất được cho là do các thái giám gây ra.Vào đêm xảy ra hỏa hoạn, Phổ Nghi cho người kiểm tra sổ sách, thống kê văn vật. Bất ngờ Kiến Phúc Cung tối hôm đó xảy ra hỏa hoạn mà không rõ nguyên nhân. Dù không điều tra được nguyên nhân nhưng nhiều người đều ngầm hiểu rằng, vụ cháy này xảy ra đã giúp xóa bỏ mọi bằng chứng phạm tội của những kẻ ăn trộm báu vật trong cung.Phổ Nghi là người thông minh nên cũng hiểu điều này. Vậy nên, ông vô cùng tức giận vì những thái giám dám có hành động ngông cuồng như vậy để thoát tội. Theo Phổ Nghi, nếu tiếp tục để hoạn quan lộng hành thì họ có thể đe dọa đến tính mạng của ông hoặc những sự việc nghiêm trọng hơn.Sau khi suy nghĩ kỹ, Phổ Nghi quyết định đuổi tất cả thái giám ra khỏi Tử Cấm Thành. Từ đây, ông kiên quyết phế bỏ chế độ thái giám dù bị nhiều người trong hoàng thất phản đối.Lo sợ những thái giám bị trục xuất khỏi cung sẽ làm liều nên Phổ Nghi cho một quân sĩ đóng quân ở Tử Cấm Thành giám sát các hoạn quan rời khỏi hoàng cung.Trong số những thái giám bị trục xuất khỏi cung, không ít người sở hữu gia sản kếch xù nhờ lương bổng cao, biết cách kiếm tiền. Tuy nhiên, không ít hoạn quan có cuộc sống không mấy dư giả. Vậy nên, nhóm đối tượng này được Phổ Nghi phát cho một khoản tiền nhỏ để họ bắt đầu cuộc sống mới.Mời độc giả xem video: Cận cảnh “đôi môi” ấm áp, ngọt ngào đang gây sốt ở Trung Quốc. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Vào ngày 12/2/1912, Vua Phổ Nghi thoái vị sau cuộc Cách mạng Tân Hợi do Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Trung Sơn) lãnh đạo. Sau đó, hoàng thất nhà Thanh vẫn sống trong Tử Cấm Thành.
Theo đó, hàng nghìn thái giám tiếp tục hầu hạ Phổ Nghi và hoàng tộc nhà Thanh. Thế nhưng, toàn bộ thái giám bị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc đuổi khỏi Tử Cấm Thành sau khi xảy ra một trận hỏa hoạn.
Cụ thể, vào lúc 9h tối ngày 26/6/1923, hỏa hoạn bất ngờ xảy ra ở Kiến Phúc Cung trong Tử Cấm Thành. Vụ hỏa hoạn nhanh chóng lan rộng từ Tĩnh Di Hiên đến Diên Xuân Các. Phải đến trưa hôm sau, trận hỏa hoạn này mới được dập tắt hoàn toàn.
Kiến Phúc Cung là nơi lưu giữ nhiều tranh chữ cổ, tượng Phật của hai đời Hoàng đế Càn Long và Gia Khánh, lễ vật hoàng đế Quang Tự nhận được khi đại hôn... Theo đó, vụ hỏa hoạn không chỉ làm hư hại kiến trúc của Kiến Phúc Cung mà còn khiến gây tổn thất đối với nhiều bảo vật của hoàng thất nhà Thanh.
Phổ Nghi vô cùng đau lòng khi hay tin hỏa hoạn xảy ra ở Kiến Phúc Cung. Điều đáng nói là trước khi xảy ra hỏa hoạn, Phổ Nghi đã cho người điều tra về việc nhiều văn vặt trong cung bị mất được cho là do các thái giám gây ra.
Vào đêm xảy ra hỏa hoạn, Phổ Nghi cho người kiểm tra sổ sách, thống kê văn vật. Bất ngờ Kiến Phúc Cung tối hôm đó xảy ra hỏa hoạn mà không rõ nguyên nhân. Dù không điều tra được nguyên nhân nhưng nhiều người đều ngầm hiểu rằng, vụ cháy này xảy ra đã giúp xóa bỏ mọi bằng chứng phạm tội của những kẻ ăn trộm báu vật trong cung.
Phổ Nghi là người thông minh nên cũng hiểu điều này. Vậy nên, ông vô cùng tức giận vì những thái giám dám có hành động ngông cuồng như vậy để thoát tội. Theo Phổ Nghi, nếu tiếp tục để hoạn quan lộng hành thì họ có thể đe dọa đến tính mạng của ông hoặc những sự việc nghiêm trọng hơn.
Sau khi suy nghĩ kỹ, Phổ Nghi quyết định đuổi tất cả thái giám ra khỏi Tử Cấm Thành. Từ đây, ông kiên quyết phế bỏ chế độ thái giám dù bị nhiều người trong hoàng thất phản đối.
Lo sợ những thái giám bị trục xuất khỏi cung sẽ làm liều nên Phổ Nghi cho một quân sĩ đóng quân ở Tử Cấm Thành giám sát các hoạn quan rời khỏi hoàng cung.
Trong số những thái giám bị trục xuất khỏi cung, không ít người sở hữu gia sản kếch xù nhờ lương bổng cao, biết cách kiếm tiền. Tuy nhiên, không ít hoạn quan có cuộc sống không mấy dư giả. Vậy nên, nhóm đối tượng này được Phổ Nghi phát cho một khoản tiền nhỏ để họ bắt đầu cuộc sống mới.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh “đôi môi” ấm áp, ngọt ngào đang gây sốt ở Trung Quốc. Nguồn: Kienthuc.net.vn.