Hoàng đế Gia Khánh là một trong những vị vua nổi tiếng của nhà Thanh dưới thời phong kiến. Là con trai của vua Càn Long, Gia Khánh là hoàng đế thứ 7 của nhà Thanh. Trong thời gian cầm quyền, ông hoàng này có nhiều thành tựu nổi bật như diệt trừ tham quan Hòa Thân, thi hành tiết kiệm...Hoàng đế Gia Khánh tại vị trong 24 năm. Vào ngày 2/9/1820, nhà vua ốm nặng và băng hà khi ở Thừa Đức sơn trang. Lúc ấy, vua Gia Khánh 60 tuổi. Đến nay, nguyên nhân tử vong của ông vẫn là một ẩn số khi có giả thuyết cho rằng ông tử vong vì mắc bệnh do lao lực hoặc bị sét đánh.Do vua Gia Khánh đột ngột băng hà nên quá trình thực hiện tang lễ gặp nhiều biến cố xuất phát từ việc chuẩn bị quan tài và lăng mộ. Các quan viên triều đình cố gắng tìm kiếm mật chỉ của vua Gia Khánh đề cập đến chuyện hậu sự của ông. Tuy nhiên, họ không tìm thấy mật chỉ.Do vậy, tân vương mới là hoàng đế Quang Đạo hạ lệnh cho quan lại nhanh chóng chuẩn bị một cỗ quan tài bằng gỗ nam mộc vàng và đưa nó đến Thừa Đức sơn trang.Trong thời gian ngắn, các quan viên không thể tìm được cây gỗ nam mộc vàng quý hiếm nào. Thay vào đó, họ tìm thấy một số mảnh ván gỗ nam mộc vàng bị bỏ lại từ lễ tang của vua Càn Long. Vì vậy, những người thợ sử dụng chúng làm quan tài cho vua Gia Khánh.Sau khi hoàn thành, cỗ quan tài làm từ ván gỗ thừa trong lễ tang của vua Càn Long được đưa tới Thừa Đức sơn trang để đặt thi hài vua Gia Khánh và đưa về kinh thành.Do đường xá khó đi cộng thêm việc quan tài phải dùng sức người khiêng thay vì sử dụng xe ngựa kéo nên sau 10 ngày thì thi hài vua Gia Khánh mới về đến kinh thành.Khi ấy, một biến cố khác xuất hiện đó là Xương Lăng - lăng mộ của vua Gia Khánh chưa hoàn thành.Do vậy, quan tài của vua Gia Khánh được đặt tại cung Càn Thanh ở chính điện để cho triều đình tiện làm lễ tế. 18 ngày sau, quan tài của nhà vua quá cố được đưaq đến điện Quan Đức Cảnh Sơn để thờ cúng.Vào ngày 11/3/1821, quan tài chứa thi hài hoàng đế Gia Khánh di quan tới Xương Lăng. Đến ngày 23/3, lễ đại tang của hoàng đế nhà Thanh mới được tổ chức long trọng. Lúc này, ông được mai táng trong lăng mộ.Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.
Hoàng đế Gia Khánh là một trong những vị vua nổi tiếng của nhà Thanh dưới thời phong kiến. Là con trai của vua Càn Long, Gia Khánh là hoàng đế thứ 7 của nhà Thanh. Trong thời gian cầm quyền, ông hoàng này có nhiều thành tựu nổi bật như diệt trừ tham quan Hòa Thân, thi hành tiết kiệm...
Hoàng đế Gia Khánh tại vị trong 24 năm. Vào ngày 2/9/1820, nhà vua ốm nặng và băng hà khi ở Thừa Đức sơn trang. Lúc ấy, vua Gia Khánh 60 tuổi. Đến nay, nguyên nhân tử vong của ông vẫn là một ẩn số khi có giả thuyết cho rằng ông tử vong vì mắc bệnh do lao lực hoặc bị sét đánh.
Do vua Gia Khánh đột ngột băng hà nên quá trình thực hiện tang lễ gặp nhiều biến cố xuất phát từ việc chuẩn bị quan tài và lăng mộ. Các quan viên triều đình cố gắng tìm kiếm mật chỉ của vua Gia Khánh đề cập đến chuyện hậu sự của ông. Tuy nhiên, họ không tìm thấy mật chỉ.
Do vậy, tân vương mới là hoàng đế Quang Đạo hạ lệnh cho quan lại nhanh chóng chuẩn bị một cỗ quan tài bằng gỗ nam mộc vàng và đưa nó đến Thừa Đức sơn trang.
Trong thời gian ngắn, các quan viên không thể tìm được cây gỗ nam mộc vàng quý hiếm nào. Thay vào đó, họ tìm thấy một số mảnh ván gỗ nam mộc vàng bị bỏ lại từ lễ tang của vua Càn Long. Vì vậy, những người thợ sử dụng chúng làm quan tài cho vua Gia Khánh.
Sau khi hoàn thành, cỗ quan tài làm từ ván gỗ thừa trong lễ tang của vua Càn Long được đưa tới Thừa Đức sơn trang để đặt thi hài vua Gia Khánh và đưa về kinh thành.
Do đường xá khó đi cộng thêm việc quan tài phải dùng sức người khiêng thay vì sử dụng xe ngựa kéo nên sau 10 ngày thì thi hài vua Gia Khánh mới về đến kinh thành.
Khi ấy, một biến cố khác xuất hiện đó là Xương Lăng - lăng mộ của vua Gia Khánh chưa hoàn thành.
Do vậy, quan tài của vua Gia Khánh được đặt tại cung Càn Thanh ở chính điện để cho triều đình tiện làm lễ tế. 18 ngày sau, quan tài của nhà vua quá cố được đưaq đến điện Quan Đức Cảnh Sơn để thờ cúng.
Vào ngày 11/3/1821, quan tài chứa thi hài hoàng đế Gia Khánh di quan tới Xương Lăng. Đến ngày 23/3, lễ đại tang của hoàng đế nhà Thanh mới được tổ chức long trọng. Lúc này, ông được mai táng trong lăng mộ.