Vua Càn Long là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông trị vì đất nước trong hơn 60 năm và được người đời ca ngợi có tài trị quốc.Khi tìm hiểu về cuộc đời hoàng đế Càn Long, nhiều người không khỏi thắc mắc vì sao một vị vua anh minh, lỗi lạc như ông lại trọng dụng Hòa Thân.Trong suốt nhiều năm làm quan, Hòa Thân rất được hoàng đế Càn Long tin tưởng, trọng dụng. Thế nhưng, viên quan này bị nhiều quan lại đại thần vạch tội tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức... trước mặt nhà vua nhưng Hòa Thân đều may mắn thoát nạn.Hoàng đế Càn Long biết rõ những tội mà Hòa Thân phạm phải. Thế nhưng, ông hoàng này không xử tội tham quan trên. Thậm chí, khi cận kề cái chết, ông đã gọi con trai trai Gia Khánh tới căn dặn đừng giết Hòa Thân.Theo các nhà nghiên cứu, hoàng đế Càn Long không giết đại tham quan Hòa Thân là vì theo theo lời dạy của vua Khang Hy là: “dụng nhân bất câu nhất cách” (có nghĩa dùng người không hạn chế một kiểu). Do vậy, hoàng đế Càn Long trọng dụng các nhân tài có thể giúp quốc gia hưng thịnh như Kỉ Hiểu Lam, Lưu Dung, thậm chí là Hòa Thân dù biết họ có khuyết điểm.Dù là tham quan nhưng Hòa Thân rất có năng lực quản lý tài chính, giúp ngân khố nhà Thanh luôn dư giả. Thêm nữa, mỗi lần Hoàng đế có việc giao cho Hoà Thân, tham quan này đều hoàn thành tốt. Thậm chí, nhiều lúc, Hòa Thân chưa cần đợi Càn Long sai bảo đã giải quyết tốt được mọi việc.Đặc biệt, Hoà Thân không hề mơ tưởng đến ngai vàng, chỉ mong có được sự tín nhiệm của nhà vua. Do đó, vua Càn Long cho rằng việc tham ô, nhận hối lộ của Hòa Thân không phải khuyết điểm lớn.Đây được cho chính là lý do Càn Long biết Hoà Thân tham lam nhưng không giết. Dù được vua cha căn dặn nhưng sau khi lên ngôi, hoàng đế Gia Khánh nhanh chóng xử tội và ban cho tham quan này cái chết toàn thây.Nhờ tịch thu gia sản của Hòa Thân, ngân khố của nhà Thanh vô cùng dư giả. Điều này giúp vương triều của hoàng đế Gia Khánh không phải lo chuyện tiền bạc. Thế nhưng, tình hình này chỉ kéo dài 10 năm. Sau đó, ngân khố rơi vào tình trạng cạn kiệt.Lúc đó, hoàng đế Gia Khánh hối hận vì đã không làm theo lời dặn của vua cha bởi không vị quan nào có khả năng lấp đầy ngân khố như Hòa Thân từng làm.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Vua Càn Long là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông trị vì đất nước trong hơn 60 năm và được người đời ca ngợi có tài trị quốc.
Khi tìm hiểu về cuộc đời hoàng đế Càn Long, nhiều người không khỏi thắc mắc vì sao một vị vua anh minh, lỗi lạc như ông lại trọng dụng Hòa Thân.
Trong suốt nhiều năm làm quan, Hòa Thân rất được hoàng đế Càn Long tin tưởng, trọng dụng. Thế nhưng, viên quan này bị nhiều quan lại đại thần vạch tội tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức... trước mặt nhà vua nhưng Hòa Thân đều may mắn thoát nạn.
Hoàng đế Càn Long biết rõ những tội mà Hòa Thân phạm phải. Thế nhưng, ông hoàng này không xử tội tham quan trên. Thậm chí, khi cận kề cái chết, ông đã gọi con trai trai Gia Khánh tới căn dặn đừng giết Hòa Thân.
Theo các nhà nghiên cứu, hoàng đế Càn Long không giết đại tham quan Hòa Thân là vì theo theo lời dạy của vua Khang Hy là: “dụng nhân bất câu nhất cách” (có nghĩa dùng người không hạn chế một kiểu). Do vậy, hoàng đế Càn Long trọng dụng các nhân tài có thể giúp quốc gia hưng thịnh như Kỉ Hiểu Lam, Lưu Dung, thậm chí là Hòa Thân dù biết họ có khuyết điểm.
Dù là tham quan nhưng Hòa Thân rất có năng lực quản lý tài chính, giúp ngân khố nhà Thanh luôn dư giả. Thêm nữa, mỗi lần Hoàng đế có việc giao cho Hoà Thân, tham quan này đều hoàn thành tốt. Thậm chí, nhiều lúc, Hòa Thân chưa cần đợi Càn Long sai bảo đã giải quyết tốt được mọi việc.
Đặc biệt, Hoà Thân không hề mơ tưởng đến ngai vàng, chỉ mong có được sự tín nhiệm của nhà vua. Do đó, vua Càn Long cho rằng việc tham ô, nhận hối lộ của Hòa Thân không phải khuyết điểm lớn.
Đây được cho chính là lý do Càn Long biết Hoà Thân tham lam nhưng không giết. Dù được vua cha căn dặn nhưng sau khi lên ngôi, hoàng đế Gia Khánh nhanh chóng xử tội và ban cho tham quan này cái chết toàn thây.
Nhờ tịch thu gia sản của Hòa Thân, ngân khố của nhà Thanh vô cùng dư giả. Điều này giúp vương triều của hoàng đế Gia Khánh không phải lo chuyện tiền bạc. Thế nhưng, tình hình này chỉ kéo dài 10 năm. Sau đó, ngân khố rơi vào tình trạng cạn kiệt.
Lúc đó, hoàng đế Gia Khánh hối hận vì đã không làm theo lời dặn của vua cha bởi không vị quan nào có khả năng lấp đầy ngân khố như Hòa Thân từng làm.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.