Trong lịch sử hàng nghìn năm, những chú hề trở thành nhân vật châm biếm, trêu chọc hay mua vui cho mọi người. Tuy nhiên, chính những chú hề khiến một số người vô cùng sợ hãi, cảm thấy bất an khi nhìn thấy họ.Rami Nader - nhà tâm lý học kiêm giám đốc Bệnh viện North Shore chuyên về lo âu và stress ở Vancouver (Canada) cho hay gốc rễ tâm lý của chứng ám ảnh sợ chú hề có thể liên quan đến việc các chú hề thường phải hóa trang rất dày, giấu đi cảm xúc thực sự và luôn nở nụ cười."Bạn không thể biết họ là ai. Bạn không thể nhìn mặt họ hay đoán biết cảm xúc thực sự của họ bên dưới lớp mặt nạ là gì", nhà tâm lý học Nader nhận định về chú hề.Giáo sư tâm lý học Frank Farley công tác tại Đại học Temple (Mỹ) cũng có đồng quan điểm trên. Vị giáo sư này cho biết: "Những chú hề giấu đi khuôn mặt tự nhiên của mình. Điều này làm dấy lên những hoài nghi ".Do những chú hề luôn nở nụ cười trong khi chúng ta có xu hướng không tin tưởng những người tỏ ra hạnh phúc một cách thái quá.Mọi đường nét trên khuôn mặt như đôi mắt, mũi, miệng của những chú hề đều được trang điểm một cách phóng đại. Chúng vừa thân thuộc vừa lạ lùng.Thậm chí, gương mặt chú hề đem đến cảm giác nguy hiểm và trở thành nền tảng của nỗi sợ hãi. Trước tình huống này, hệ thống thần kinh sẽ cảnh báo tâm trí và cơ thể phản ứng lại mối đe dọa.Đối với những trường hợp sợ chú hề khá nghiêm trọng, họ mắc phải hội chứng Coulrophobia. Trẻ em thường mắc phải căn bệnh sợ chú hề này.Hình ảnh chú hề thường được sử dụng trong văn hóa đại chúng, ví dụ như nhân vật Joker trong truyện tranh Người Dơi và bộ phim cùng tên.Nam diễn viên nổi tiếng Johnny Depp cũng nằm trong danh sách những người mắc bệnh Coulrophobia. Nói về nỗi sợ hãi những chú hề, Johnny Depp tiết lộ: "Nhờ nụ cười được vẽ trên mặt, không thể biết liệu họ đang vui hay họ đang sắp sửa cắn vào mặt bạn”.
Trong lịch sử hàng nghìn năm, những chú hề trở thành nhân vật châm biếm, trêu chọc hay mua vui cho mọi người. Tuy nhiên, chính những chú hề khiến một số người vô cùng sợ hãi, cảm thấy bất an khi nhìn thấy họ.
Rami Nader - nhà tâm lý học kiêm giám đốc Bệnh viện North Shore chuyên về lo âu và stress ở Vancouver (Canada) cho hay gốc rễ tâm lý của chứng ám ảnh sợ chú hề có thể liên quan đến việc các chú hề thường phải hóa trang rất dày, giấu đi cảm xúc thực sự và luôn nở nụ cười.
"Bạn không thể biết họ là ai. Bạn không thể nhìn mặt họ hay đoán biết cảm xúc thực sự của họ bên dưới lớp mặt nạ là gì", nhà tâm lý học Nader nhận định về chú hề.
Giáo sư tâm lý học Frank Farley công tác tại Đại học Temple (Mỹ) cũng có đồng quan điểm trên. Vị giáo sư này cho biết: "Những chú hề giấu đi khuôn mặt tự nhiên của mình. Điều này làm dấy lên những hoài nghi ".
Do những chú hề luôn nở nụ cười trong khi chúng ta có xu hướng không tin tưởng những người tỏ ra hạnh phúc một cách thái quá.
Mọi đường nét trên khuôn mặt như đôi mắt, mũi, miệng của những chú hề đều được trang điểm một cách phóng đại. Chúng vừa thân thuộc vừa lạ lùng.
Thậm chí, gương mặt chú hề đem đến cảm giác nguy hiểm và trở thành nền tảng của nỗi sợ hãi. Trước tình huống này, hệ thống thần kinh sẽ cảnh báo tâm trí và cơ thể phản ứng lại mối đe dọa.
Đối với những trường hợp sợ chú hề khá nghiêm trọng, họ mắc phải hội chứng Coulrophobia. Trẻ em thường mắc phải căn bệnh sợ chú hề này.
Hình ảnh chú hề thường được sử dụng trong văn hóa đại chúng, ví dụ như nhân vật Joker trong truyện tranh Người Dơi và bộ phim cùng tên.
Nam diễn viên nổi tiếng Johnny Depp cũng nằm trong danh sách những người mắc bệnh Coulrophobia. Nói về nỗi sợ hãi những chú hề, Johnny Depp tiết lộ: "Nhờ nụ cười được vẽ trên mặt, không thể biết liệu họ đang vui hay họ đang sắp sửa cắn vào mặt bạn”.