Theo các sử liệu và nghiên cứu của các chuyên gia, thái giám bắt đầu phục vụ trong hoàng cung từ thời Đông Hán (25 - 220) trở đi. Công việc của hoạn quan là hầu hạ hoàng đế Trung Quốc và các phi tần trong hậu cung.Hoạn quan sẽ làm các công việc nặng nhọc, vất vả trong cung để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hàng hàng của hoàng đế và hàng ngàn phi tần trong hậu cung.Để trở thành thái giám, nam giới phải trải qua quá trình tịnh thân để tránh phát sinh quan hệ với phụ nữ chốn cung đình. Nếu tịnh thân thành công thì họ sẽ chính thức vào cung làm hoạn quan và không còn khả năng có con cái.Dưới thời nhà Thanh, "Thận Hình Ti" là bộ phận trong hoàng cung chuyên thực hiện quá trình tịnh thân. Trong đó, tịnh sư là tên gọi của những người làm công việc tịnh thân cho thái giám.Quá trình tịnh thân vô cùng đau đớn và có tỉ lệ tử vong rất cao. Nhiều người chết trước khi vào cung làm thái giám.Nguyên do là bởi những dụng cụ dùng trong quá trình tịnh thân như dao rất thô sơ, không đảm bảo an toàn khiến người tịnh thân có thể bị nhiễm trùng.Thêm nữa, y học thời bấy giờ chưa phát triển nên kỹ thuật của các tịnh sư không đồng đều. Nếu tịnh sư có tay nghề không cao thì có thể khiến người tịnh thân chết trong quá trình phẫu thuật.Thậm chí, không ít người gặp những biến chứng nguy hiểm sau khi trải qua quá trình tịnh thân. Điều đó khiến họ mất mạng sau vài ngày phẫu thuật.Chính vì tịnh thân nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nên trước khi thực hiện ca phẫu thuật, những người vào cung làm thái giám phải ký một giao kèo có sự làm chứng của nhiều người.Nội dung của giao kèo viết rằng họ tự nguyện muốn tịnh thân và không ai phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra chuyện ngoài ý muốn.Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.
Theo các sử liệu và nghiên cứu của các chuyên gia, thái giám bắt đầu phục vụ trong hoàng cung từ thời Đông Hán (25 - 220) trở đi. Công việc của hoạn quan là hầu hạ hoàng đế Trung Quốc và các phi tần trong hậu cung.
Hoạn quan sẽ làm các công việc nặng nhọc, vất vả trong cung để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hàng hàng của hoàng đế và hàng ngàn phi tần trong hậu cung.
Để trở thành thái giám, nam giới phải trải qua quá trình tịnh thân để tránh phát sinh quan hệ với phụ nữ chốn cung đình. Nếu tịnh thân thành công thì họ sẽ chính thức vào cung làm hoạn quan và không còn khả năng có con cái.
Dưới thời nhà Thanh, "Thận Hình Ti" là bộ phận trong hoàng cung chuyên thực hiện quá trình tịnh thân. Trong đó, tịnh sư là tên gọi của những người làm công việc tịnh thân cho thái giám.
Quá trình tịnh thân vô cùng đau đớn và có tỉ lệ tử vong rất cao. Nhiều người chết trước khi vào cung làm thái giám.
Nguyên do là bởi những dụng cụ dùng trong quá trình tịnh thân như dao rất thô sơ, không đảm bảo an toàn khiến người tịnh thân có thể bị nhiễm trùng.
Thêm nữa, y học thời bấy giờ chưa phát triển nên kỹ thuật của các tịnh sư không đồng đều. Nếu tịnh sư có tay nghề không cao thì có thể khiến người tịnh thân chết trong quá trình phẫu thuật.
Thậm chí, không ít người gặp những biến chứng nguy hiểm sau khi trải qua quá trình tịnh thân. Điều đó khiến họ mất mạng sau vài ngày phẫu thuật.
Chính vì tịnh thân nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nên trước khi thực hiện ca phẫu thuật, những người vào cung làm thái giám phải ký một giao kèo có sự làm chứng của nhiều người.
Nội dung của giao kèo viết rằng họ tự nguyện muốn tịnh thân và không ai phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra chuyện ngoài ý muốn.
Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.