Ở Trung Quốc thời phong kiến, lưu đày là một trong những hình phạt nghiêm khắc dành cho những tội phạm nghiêm trọng. Các nha dịch, binh lính cấp thấp sẽ chịu trách nhiệm áp giải, giám sát tù nhân trên suốt đường đi cho tới nơi lưu đày. Một sự thật khó tin là dù công việc này vô cùng vất vả nhưng nha dịch lại tranh nhau áp giải nữ tù nhân.Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ nha dịch muốn làm công việc áp giải nữ tù nhân là vì một số lý do. Đầu tiên là việc họ có thể kiếm được một khoản tiền hối lộ lớn.Vào thời phong kiến, những người chịu án lưu đày thường thuộc tầng lớp trung lưu. Dù phạm tội nghiêm trọng nhưng chưa tới mức bị kết án tử hình. Nam giới chịu án lưu đày không phải chuyện hiếm lạ. Do có sức khỏe tốt nên nha dịch sẽ khó có thể kiếm được tiền từ đối tượng này.Thay vào đó, nữ phạm nhân bị kết án lưu đày thường có sức khỏe yếu. Thêm nữa, trước khi lâm vào cảnh tù tội, họ có cuộc sống tự do, thoải mái, thậm chí có người xuất thân giàu có quen ăn sung mặc sướng.Vậy nên, việc đi lưu đày trở thành cực hình đối với nữ tù nhân. Do vậy, gia đình thường hối lộ một khoản tiền lớn cho nha dịch để họ đối xử tốt với con gái. Nhờ đó, trên đường đi lưu đày, nữ tù nhân sẽ được nha dịch bảo vệ, chiếu cố để có cuộc sống dễ chịu hơn như không phải chịu đói, chịu rét.Lý do tiếp theo là việc trông coi, giám sát nữ phạm nhân đi lưu đày đối với nha dịch là công việc "dễ thở". Bởi lẽ, nữ phạm nhân không khỏe mạnh như nam giới, ít khi xảy ra chuyện bỏ trốn trên đường đi lưu đày.Theo đó, nha dịch sẽ hiếm khi phải vất vả trông coi nữ phạm nhân hay truy bắt họ nếu như tội phạm bỏ trốn. Thêm nữa, nữ phạm nhân thường lo lắng, sợ hãi nếu bỏ trốn thì sẽ đối mặt với hậu quả tồi tệ hơn.Vậy nên, nữ phạm nhân thường không dám bỏ trốn, ngoan ngoãn nghe lời nha dịch để bảo toàn tính mạng. Vậy nên, công việc áp giải nữ tù nhân trở thành công việc nhàn hạ đối với nha dịch. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Một thành phố bị bão tuyết tấn công nghiêm trọng.
Ở Trung Quốc thời phong kiến, lưu đày là một trong những hình phạt nghiêm khắc dành cho những tội phạm nghiêm trọng. Các nha dịch, binh lính cấp thấp sẽ chịu trách nhiệm áp giải, giám sát tù nhân trên suốt đường đi cho tới nơi lưu đày. Một sự thật khó tin là dù công việc này vô cùng vất vả nhưng nha dịch lại tranh nhau áp giải nữ tù nhân.
Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ nha dịch muốn làm công việc áp giải nữ tù nhân là vì một số lý do. Đầu tiên là việc họ có thể kiếm được một khoản tiền hối lộ lớn.
Vào thời phong kiến, những người chịu án lưu đày thường thuộc tầng lớp trung lưu. Dù phạm tội nghiêm trọng nhưng chưa tới mức bị kết án tử hình. Nam giới chịu án lưu đày không phải chuyện hiếm lạ. Do có sức khỏe tốt nên nha dịch sẽ khó có thể kiếm được tiền từ đối tượng này.
Thay vào đó, nữ phạm nhân bị kết án lưu đày thường có sức khỏe yếu. Thêm nữa, trước khi lâm vào cảnh tù tội, họ có cuộc sống tự do, thoải mái, thậm chí có người xuất thân giàu có quen ăn sung mặc sướng.
Vậy nên, việc đi lưu đày trở thành cực hình đối với nữ tù nhân. Do vậy, gia đình thường hối lộ một khoản tiền lớn cho nha dịch để họ đối xử tốt với con gái. Nhờ đó, trên đường đi lưu đày, nữ tù nhân sẽ được nha dịch bảo vệ, chiếu cố để có cuộc sống dễ chịu hơn như không phải chịu đói, chịu rét.
Lý do tiếp theo là việc trông coi, giám sát nữ phạm nhân đi lưu đày đối với nha dịch là công việc "dễ thở". Bởi lẽ, nữ phạm nhân không khỏe mạnh như nam giới, ít khi xảy ra chuyện bỏ trốn trên đường đi lưu đày.
Theo đó, nha dịch sẽ hiếm khi phải vất vả trông coi nữ phạm nhân hay truy bắt họ nếu như tội phạm bỏ trốn. Thêm nữa, nữ phạm nhân thường lo lắng, sợ hãi nếu bỏ trốn thì sẽ đối mặt với hậu quả tồi tệ hơn.
Vậy nên, nữ phạm nhân thường không dám bỏ trốn, ngoan ngoãn nghe lời nha dịch để bảo toàn tính mạng. Vậy nên, công việc áp giải nữ tù nhân trở thành công việc nhàn hạ đối với nha dịch. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).
Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Một thành phố bị bão tuyết tấn công nghiêm trọng.