Vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, người dân Việt Nam đón Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương hay Ngày giết sâu bọ. Các gia đình tổ chức Tết Đoan Ngọ để phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng, cầu mong mùa vụ bội thu.Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa. Thế nhưng, sâu bọ năm ấy lại xuất hiện dày đặc, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để xử lý nạn sâu bọ. Đột nhiên, một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.Ông lão chỉ cho người dân mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà của mình vận động thể dục. Mọi người làm theo chỉ dẫn của ông lão thì sau đó thấy sâu bọ té ngã rã rượi.Ông lão còn nói với mọi người thêm rằng, sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng. Vì vậy, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được sâu bọ.Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt tên cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ". Niều người còn gọi là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người dân thực hiện nhiều tục để giết sâu bọ, chữa bệnh, xua đuổi tà ma... độc đáo và thú vị. Trong số này, nổi tiếng là tục nhuộm móng tay, móng chân.Theo truyền thống từ xa xưa, vào đêm trước ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, phụ nữ và trẻ em thường đi lấy lá móng về nhuộm móng tay, móng chân. Lá móng được người dân giã nhỏ rồi thêm vài giọt nước chanh.Sau đó, họ trộn đều lên rồi đắp vào các móng tay, móng chân. Kế đến, người dân dùng lá vông hoặc lá mướp, sợi rơm buộc lại. Vào sáng sớm ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, họ sẽ cởi sợi rơm ra và thấy các móng sẽ có màu đỏ tươi.Tục nhuộm móng tay, móng chân không chỉ có ý nghĩa thẩm mỹ mà còn đóng vai trò trừ tà ma, làm cho ma quỷ sợ mà tránh xa trẻ em.Mời độc giả xem video: Ngắm những mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ đẹp như tranh.
Vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, người dân Việt Nam đón Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương hay Ngày giết sâu bọ. Các gia đình tổ chức Tết Đoan Ngọ để phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng, cầu mong mùa vụ bội thu.
Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa. Thế nhưng, sâu bọ năm ấy lại xuất hiện dày đặc, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để xử lý nạn sâu bọ. Đột nhiên, một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Ông lão chỉ cho người dân mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà của mình vận động thể dục. Mọi người làm theo chỉ dẫn của ông lão thì sau đó thấy sâu bọ té ngã rã rượi.
Ông lão còn nói với mọi người thêm rằng, sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng. Vì vậy, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được sâu bọ.
Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt tên cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ". Niều người còn gọi là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người dân thực hiện nhiều tục để giết sâu bọ, chữa bệnh, xua đuổi tà ma... độc đáo và thú vị. Trong số này, nổi tiếng là tục nhuộm móng tay, móng chân.
Theo truyền thống từ xa xưa, vào đêm trước ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, phụ nữ và trẻ em thường đi lấy lá móng về nhuộm móng tay, móng chân. Lá móng được người dân giã nhỏ rồi thêm vài giọt nước chanh.
Sau đó, họ trộn đều lên rồi đắp vào các móng tay, móng chân. Kế đến, người dân dùng lá vông hoặc lá mướp, sợi rơm buộc lại. Vào sáng sớm ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, họ sẽ cởi sợi rơm ra và thấy các móng sẽ có màu đỏ tươi.
Tục nhuộm móng tay, móng chân không chỉ có ý nghĩa thẩm mỹ mà còn đóng vai trò trừ tà ma, làm cho ma quỷ sợ mà tránh xa trẻ em.
Mời độc giả xem video: Ngắm những mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ đẹp như tranh.