Các vị vua thời phong kiến Trung Quốc có yêu cầu rất cao đối với lăng mộ của họ, nhiều vị vua đã bắt đầu xây dựng lăng mộ của khi vẫn còn sống. Lí do là vì người xưa đã quan niệm mộ tổ tiên xây dựng tốt thì đời con cháu sẽ thăng quan tiến chức, thịnh vượng mãi về sau. Từ Hi Thái hậu không phải ngoại lệ. Trong văn hóa Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu được xem là một trong những người phụ nữ quyền lực cao nhất thời phong kiến.Đương nhiên yêu cầu của bà đối với lăng mộ của mình sau khi chết cũng rất khắt khe.Khi Từ Hi Thái hậu được 38 tuổi, bà đã hạ lệnh khởi công xây dựng lăng mộ cho bà. Người phụ trách công trình này là Thuần Thân Vương Dịch Hoàn (em ruột của Hoàng đế Hàm Phong và cũng là cha ruột của vua Quang Tự).Từ Hi Thái hậu khi xây dựng lăng đã đầu tư rất nhiều nhân lực và tài lực, lăng của bà lộng lẫy như một cung điện, chính điện của lăng cũng sử dụng gạch thếp vàng vô cùng sang trọng.Lăng của Từ Hi Thái hậu mất nhiều năm mới hoàn thành. Trong thời gian xây dựng, Từ Hi Thái hậu đã đến thăm lăng và yêu cầu sửa bản thiết kế nhiều lần.Một trong những điều khiến bà phật lòng nhất ở khu lăng mộ này chính là việc cỏ dại mọc um tùm ở phần đất trên mộ. Sau khi về cung, Từ Hi Thái hậu yêu cầu, lăng mộ không được có một ngọn cỏ dại nào. Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?Để không khiến Từ Hi nổi giận, Thuần Thân Vương Dịch Hoàn đành đưa ra phương pháp bí truyền được áp dụng từ các lăng tẩm của vương triều Tây Hạ.Ông đã cho người đem 100 chiếc chảo lớn, sau đó xúc phần đất dùng để đắp lên trên ngôi mộ cho vào chảo đảo qua đảo lại trên lửa nóng để tiêu diệt hết chất dinh dưỡng có trong đất.Tiếp đó, ông cho thêm lưu huỳnh, muối và một số chất khác vào đất. Qua quan sát, cỏ dại không còn mọc lên nữa.Cuối cùng, ông cho người đắp phần đất này lên mộ của Từ Hi Thái hậu. Nhờ đó mà cỏ dại không có cơ hội sinh sôi trên mộ nữa.Sau khi Từ Hi qua đời, cơ nghiệp Đại Thanh cũng đến hồi mạt vận. Người ta biết đến tang lễ rầm trời của Từ Hi xa hoa và hoành tráng nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa với cỗ quan tài dát châu báu nặng đến mức cần 100 người khiêng!
Các vị vua thời phong kiến Trung Quốc có yêu cầu rất cao đối với lăng mộ của họ, nhiều vị vua đã bắt đầu xây dựng lăng mộ của khi vẫn còn sống. Lí do là vì người xưa đã quan niệm mộ tổ tiên xây dựng tốt thì đời con cháu sẽ thăng quan tiến chức, thịnh vượng mãi về sau.
Từ Hi Thái hậu không phải ngoại lệ. Trong văn hóa Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu được xem là một trong những người phụ nữ quyền lực cao nhất thời phong kiến.
Đương nhiên yêu cầu của bà đối với lăng mộ của mình sau khi chết cũng rất khắt khe.
Khi Từ Hi Thái hậu được 38 tuổi, bà đã hạ lệnh khởi công xây dựng lăng mộ cho bà. Người phụ trách công trình này là Thuần Thân Vương Dịch Hoàn (em ruột của Hoàng đế Hàm Phong và cũng là cha ruột của vua Quang Tự).
Từ Hi Thái hậu khi xây dựng lăng đã đầu tư rất nhiều nhân lực và tài lực, lăng của bà lộng lẫy như một cung điện, chính điện của lăng cũng sử dụng gạch thếp vàng vô cùng sang trọng.
Lăng của Từ Hi Thái hậu mất nhiều năm mới hoàn thành. Trong thời gian xây dựng, Từ Hi Thái hậu đã đến thăm lăng và yêu cầu sửa bản thiết kế nhiều lần.
Một trong những điều khiến bà phật lòng nhất ở khu lăng mộ này chính là việc cỏ dại mọc um tùm ở phần đất trên mộ. Sau khi về cung, Từ Hi Thái hậu yêu cầu, lăng mộ không được có một ngọn cỏ dại nào. Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
Để không khiến Từ Hi nổi giận, Thuần Thân Vương Dịch Hoàn đành đưa ra phương pháp bí truyền được áp dụng từ các lăng tẩm của vương triều Tây Hạ.
Ông đã cho người đem 100 chiếc chảo lớn, sau đó xúc phần đất dùng để đắp lên trên ngôi mộ cho vào chảo đảo qua đảo lại trên lửa nóng để tiêu diệt hết chất dinh dưỡng có trong đất.
Tiếp đó, ông cho thêm lưu huỳnh, muối và một số chất khác vào đất. Qua quan sát, cỏ dại không còn mọc lên nữa.
Cuối cùng, ông cho người đắp phần đất này lên mộ của Từ Hi Thái hậu. Nhờ đó mà cỏ dại không có cơ hội sinh sôi trên mộ nữa.
Sau khi Từ Hi qua đời, cơ nghiệp Đại Thanh cũng đến hồi mạt vận. Người ta biết đến tang lễ rầm trời của Từ Hi xa hoa và hoành tráng nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa với cỗ quan tài dát châu báu nặng đến mức cần 100 người khiêng!