Mỗi khi nhắc đến quân sư tài ba, lỗi lạc nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nhiều người nhớ ngay đến Gia Cát Lượng. Ông làm việc cho Lưu Bị và đưa ra nhiều kế sách hay giúp nhà Thục Hán trở thành một thế lực lớn.Không chỉ đa mưu túc trí trong chính trị - quân sự, quân sư Gia Cát Lượng được cho là rất am hiểu về thế giới bên kia. Theo đó, khi còn sống, ông dặn dò Dương Nghi rằng hãy đặt 7 hạt gạo vào trong miệng của mình sau khi qua đời.Theo các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, tập tục đặt đồ vật trong miệng của một người sau khi họ qua đời có từ rất sớm. Những thứ mà người chết thường ngậm là ngọc, gạo, ngũ cốc và đồng tiền xu. Nếu ngậm các loại lương thực như gạo thì đều được gọi là “ngậm gạo”, nếu ngậm châu báu ngọc ngà thì đều gọi là “ngậm ngọc”.Theo quan niệm dân gian, mỗi tầng lớp xã hội đặt một đồ vật trong miệng khác nhau sau khi qua đời. Trong đó, hoàng thất dùng ngọc, đại phu dùng ngọc thô, dân thường dùng ngũ cốc.Dù Gia Cát Lượng là một nhân vật lớn trong triều đình nhưng ông vẫn xem bản thân như những người dân bình thường. Điều này xuất phát từ lối sống giản dị, khiêm tốn của ông.Do đó, Khổng Minh lựa chọn gạo làm đồ vật đặt trong miệng sau khi qua đời. Thế nhưng, vì sao ông lại dặn cần đặt 7 hạt gạo thay vì các con số khác?Theo lý giải của các chuyên gia, người phương Đông quan niệm số 7 là con số thần bí trong thế giới tâm linh.Dân gian tin rằng, 7 ngày sau khi chết, người quá cố sẽ làm “Thất Đầu”. Điều này có nghĩa là sau khi chết 7 ngày thì linh hồn người quá cố sẽ trở về nhà.Do đó, người thân của người quá cố cần phải chuẩn bị cơm canh nghênh đón linh hồn trở về "thăm" nhà.Tiếp đến, gia đình sẽ nhờ cao tăng, nhà sư làm pháp sự trong bảy bảy bốn mươi chín ngày mới có thể siêu độ vong linh cho người đã khuất đến vùng đất cực lạc. Vì tin rằng có thế giới linh hồn - nơi con người sẽ đến sau khi chết, Gia Cát Lượng đã dặn dò chuyện hậu sự như trên. Mời độc giả xem video: 2 người Trung Quốc nhốt người tống tiền ở Đà Nẵng, bị bắt ở Hậu Giang. Nguồn: THĐT1.
Mỗi khi nhắc đến quân sư tài ba, lỗi lạc nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nhiều người nhớ ngay đến Gia Cát Lượng. Ông làm việc cho Lưu Bị và đưa ra nhiều kế sách hay giúp nhà Thục Hán trở thành một thế lực lớn.
Không chỉ đa mưu túc trí trong chính trị - quân sự, quân sư Gia Cát Lượng được cho là rất am hiểu về thế giới bên kia. Theo đó, khi còn sống, ông dặn dò Dương Nghi rằng hãy đặt 7 hạt gạo vào trong miệng của mình sau khi qua đời.
Theo các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, tập tục đặt đồ vật trong miệng của một người sau khi họ qua đời có từ rất sớm. Những thứ mà người chết thường ngậm là ngọc, gạo, ngũ cốc và đồng tiền xu. Nếu ngậm các loại lương thực như gạo thì đều được gọi là “ngậm gạo”, nếu ngậm châu báu ngọc ngà thì đều gọi là “ngậm ngọc”.
Theo quan niệm dân gian, mỗi tầng lớp xã hội đặt một đồ vật trong miệng khác nhau sau khi qua đời. Trong đó, hoàng thất dùng ngọc, đại phu dùng ngọc thô, dân thường dùng ngũ cốc.
Dù Gia Cát Lượng là một nhân vật lớn trong triều đình nhưng ông vẫn xem bản thân như những người dân bình thường. Điều này xuất phát từ lối sống giản dị, khiêm tốn của ông.
Do đó, Khổng Minh lựa chọn gạo làm đồ vật đặt trong miệng sau khi qua đời. Thế nhưng, vì sao ông lại dặn cần đặt 7 hạt gạo thay vì các con số khác?
Theo lý giải của các chuyên gia, người phương Đông quan niệm số 7 là con số thần bí trong thế giới tâm linh.
Dân gian tin rằng, 7 ngày sau khi chết, người quá cố sẽ làm “Thất Đầu”. Điều này có nghĩa là sau khi chết 7 ngày thì linh hồn người quá cố sẽ trở về nhà.
Do đó, người thân của người quá cố cần phải chuẩn bị cơm canh nghênh đón linh hồn trở về "thăm" nhà.
Tiếp đến, gia đình sẽ nhờ cao tăng, nhà sư làm pháp sự trong bảy bảy bốn mươi chín ngày mới có thể siêu độ vong linh cho người đã khuất đến vùng đất cực lạc. Vì tin rằng có thế giới linh hồn - nơi con người sẽ đến sau khi chết, Gia Cát Lượng đã dặn dò chuyện hậu sự như trên.