Dưới thời phong kiến, hoàng đế Trung Quốc là người đứng đầu đất nước, nắm trong tay quyền lực và sự giàu có tuyệt đối. Cuộc sống của các vị vua khiến hậu thế tò mò. Trong số này, nhiều người tò mò dung mạo của các vị hoàng đế.Cuộc đời của một số nhà vua Trung Quốc thời phong kiến đã được các nhà làm phim đưa lên màn ảnh. Theo đó, nhiều vị vua như Khang Hy, Càn Long... được xây dựng hình ảnh là hoàng đế có diện mạo khôi ngô, tuấn tú và toát lên khí chất vương giả, quyền uy.Sau khi xem những bộ phim cổ trang đó, công chúng tò mò liệu các hoàng đế ở Trung Quốc thời phong kiến có dung mạo giống như vây hay không. Trước bí ẩn này, các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử tìm kiếm các sử liệu, ghi chép, tranh vẽ... để giải mã dung mạo thực sự của các hoàng đế.Theo các chuyên gia, khi máy ảnh chưa ra đời nên cách đây hàng ngàn năm, người xưa thường vẽ tranh phác họa dung mạo và thần thái của các vị vua.Những họa sĩ giỏi nhất được triều đình mời vào cung để vẽ tranh chân dung của các nhà vua. Hoàng đế thường mặc long bào và ngồi trong tư thế an tọa để họa sĩ vẽ tranh sao cho giống nhất.Thế nhưng, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, dù các họa sĩ tài năng nhất cũng không dám vẽ nhan sắc thật sự của vua chúa dù họ có những khuyết điểm trên gương mặt.Thay vào đó, họa sĩ sẽ thêm thắt một số chi tiết để bức tranh chân dung của vua chúa Trung Quốc đẹp hơn, toát lên phong thái quyền uy, vương giả. Khi xem bức tranh như vậy, nhà vua hài lòng và ban thưởng cho các họa sĩ. Nếu các họa sĩ cả gan vẽ bức tranh chân dung khiến nhà vua tức giận khi xem tranh thì có thể bị trừng phạt, nặng nhất có thể là bị xử tử.Tương truyền, hoàng đế Chu Nguyên Chương của nhà Minh có dung mạo xấu xí. Một số họa sĩ vẽ tranh chân dung về vị vua này bị xử tử vì vẽ tướng mạo của ông hết sức chân thật. Chu Nguyên Chương làm như vậy được cho là không muốn hậu thế biết được ông có dung mạo không hoàn mỹ dẫn đến bị người đời cười chê.Từ đó về sau, những họa sĩ làm công việc vẽ tranh chân dung cho nhà vua luôn phải cẩn thận từng nét vẽ để truyền tải được thần thái, uy phong của bậc quân vương, tránh hoạ sát thân.Do đó, những bức tranh chân dung của các hoàng đế khó có thể khẳng định đó là dung mạo thực sự của họ. Từ đây, bí mật về gương mặt của vua chúa trở thành vấn đề khó giải đối với hậu thế. Mời độc giả xem video: Khai mạc Army Games 2021 tại Trung Quốc. Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân.
Dưới thời phong kiến, hoàng đế Trung Quốc là người đứng đầu đất nước, nắm trong tay quyền lực và sự giàu có tuyệt đối. Cuộc sống của các vị vua khiến hậu thế tò mò. Trong số này, nhiều người tò mò dung mạo của các vị hoàng đế.
Cuộc đời của một số nhà vua Trung Quốc thời phong kiến đã được các nhà làm phim đưa lên màn ảnh. Theo đó, nhiều vị vua như Khang Hy, Càn Long... được xây dựng hình ảnh là hoàng đế có diện mạo khôi ngô, tuấn tú và toát lên khí chất vương giả, quyền uy.
Sau khi xem những bộ phim cổ trang đó, công chúng tò mò liệu các hoàng đế ở Trung Quốc thời phong kiến có dung mạo giống như vây hay không. Trước bí ẩn này, các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử tìm kiếm các sử liệu, ghi chép, tranh vẽ... để giải mã dung mạo thực sự của các hoàng đế.
Theo các chuyên gia, khi máy ảnh chưa ra đời nên cách đây hàng ngàn năm, người xưa thường vẽ tranh phác họa dung mạo và thần thái của các vị vua.
Những họa sĩ giỏi nhất được triều đình mời vào cung để vẽ tranh chân dung của các nhà vua. Hoàng đế thường mặc long bào và ngồi trong tư thế an tọa để họa sĩ vẽ tranh sao cho giống nhất.
Thế nhưng, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, dù các họa sĩ tài năng nhất cũng không dám vẽ nhan sắc thật sự của vua chúa dù họ có những khuyết điểm trên gương mặt.
Thay vào đó, họa sĩ sẽ thêm thắt một số chi tiết để bức tranh chân dung của vua chúa Trung Quốc đẹp hơn, toát lên phong thái quyền uy, vương giả. Khi xem bức tranh như vậy, nhà vua hài lòng và ban thưởng cho các họa sĩ. Nếu các họa sĩ cả gan vẽ bức tranh chân dung khiến nhà vua tức giận khi xem tranh thì có thể bị trừng phạt, nặng nhất có thể là bị xử tử.
Tương truyền, hoàng đế Chu Nguyên Chương của nhà Minh có dung mạo xấu xí. Một số họa sĩ vẽ tranh chân dung về vị vua này bị xử tử vì vẽ tướng mạo của ông hết sức chân thật. Chu Nguyên Chương làm như vậy được cho là không muốn hậu thế biết được ông có dung mạo không hoàn mỹ dẫn đến bị người đời cười chê.
Từ đó về sau, những họa sĩ làm công việc vẽ tranh chân dung cho nhà vua luôn phải cẩn thận từng nét vẽ để truyền tải được thần thái, uy phong của bậc quân vương, tránh hoạ sát thân.
Do đó, những bức tranh chân dung của các hoàng đế khó có thể khẳng định đó là dung mạo thực sự của họ. Từ đây, bí mật về gương mặt của vua chúa trở thành vấn đề khó giải đối với hậu thế.
Mời độc giả xem video: Khai mạc Army Games 2021 tại Trung Quốc. Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân.