Khi một người qua đời, cái chết của họ sẽ là sự mất mát to lớn đối với gia đình, người thân, bạn bè. Trong lúc sinh ly tử biệt đó, các thành viên trong gia đình thường nén đau thương, tổ chức tang lễ chu đáo để người chết ra đi thanh thản.Phong tục mai táng ở các nước có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nơi có một điểm chung đó là trong quá trình tổ chức tang lễ, thân nhân thường phủ một tấm vải trắng lên mặt của người chết. Việc làm này được giới chuyên gia lý giải dưới góc độ khoa học. Đầu tiên là việc đặt một tấm vải trắng lên mặt người chết là nhằm kiểm tra xem người đó đã thực sự tử vong hay không.Vào thời xưa, khi y học chưa phát triển, các thầy thuốc thường bắt mạch để kiểm tra xem một người còn sống hay đã chết. Đối với những người bệnh nặng, khi sắp từ giã cõi đời, mạch thường rất yếu. Khi thầy thuốc bắt mạch và không phát hiện mạch của người đó còn đập thì sẽ tuyên bố là đã tử vong.Thế nhưng, trong lịch sử, một số trường hợp người chết sống lại trong tang lễ dù trước đó thầy thuốc đã tuyên bố họ tử vong do không phát hiện mạch đập.Để tránh xảy ra tình trạng chôn sống, người xưa thường tổ chức tang lễ trong vài ngày. Đặc biệt, người chết sẽ được phủ lên mặt một tấm vải trắng. Nếu họ còn thở thì sẽ nhìn thấy tấm vải có sự chuyển động. Ngược lại, nếu không phát hiện điều gì bất thường xảy đến kể từ khi phủ tấm vải trắng lên mặt người chết thì gia đình sẽ không còn lo lắng khi chôn cất người thân.Một lý do khác khiến người xưa thường phủ một tấm vải trắng lên mặt người chết là nhằm giúp người đến viếng không bị hoảng sợ do tử thi có những biến đổi "kinh dị".Theo các chuyên gia, sau khi qua đời, một loạt sự việc sẽ xảy đến như cơ thể bắt đầu lạnh đi, các bó cơ trong cơ thể bắt đầu cứng lại. Đặc biệt, các cơ trên mặt sẽ là nơi chịu hiện tượng dãn cơ đầu tiên. Tiếp đến, con ngươi lồi lên khỏi hốc mắt và phần lưỡi sưng to do tác dụng của sự phân hủy tế bào...Những thay đổi trên thi thể như trên sẽ có thể khiến những người đến viếng hoảng sợ. Do vậy, người xưa phủ tấm vải trắng lên mặt người chết giúp họ luôn có hình ảnh đẹp nhất trong mắt người thân, bạn bè.Thêm nữa, việc phủ một tấm khăn trắng lên mặt người chết còn nhằm giúp ngăn phát tán vi khuẩn ra môi trường xung quanh. Sau khi một người chết đi, các vi khuẩn trong cơ thể sẽ sinh sôi, nảy nở và quá trình phân hủy các tế bào trên tử thi diễn ra.Quá trình này giải phóng các loại khí độc hại, mùi hôi thối, vi khuẩn nguy hiểm. Do vậy, việc phủ một tấm khăn trắng lên mặt tử thi để những vi khuẩn đó không phát tán ra bên ngoài, gây nguy hại đến sức khỏe của những người xung quanh.Mời độc giả xem video: 2 người chết cháy trong nhà: Nghi tự thiêu do mâu thuẫn tình cảm. Nguồn: THĐT1.
Khi một người qua đời, cái chết của họ sẽ là sự mất mát to lớn đối với gia đình, người thân, bạn bè. Trong lúc sinh ly tử biệt đó, các thành viên trong gia đình thường nén đau thương, tổ chức tang lễ chu đáo để người chết ra đi thanh thản.
Phong tục mai táng ở các nước có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nơi có một điểm chung đó là trong quá trình tổ chức tang lễ, thân nhân thường phủ một tấm vải trắng lên mặt của người chết. Việc làm này được giới chuyên gia lý giải dưới góc độ khoa học. Đầu tiên là việc đặt một tấm vải trắng lên mặt người chết là nhằm kiểm tra xem người đó đã thực sự tử vong hay không.
Vào thời xưa, khi y học chưa phát triển, các thầy thuốc thường bắt mạch để kiểm tra xem một người còn sống hay đã chết. Đối với những người bệnh nặng, khi sắp từ giã cõi đời, mạch thường rất yếu. Khi thầy thuốc bắt mạch và không phát hiện mạch của người đó còn đập thì sẽ tuyên bố là đã tử vong.
Thế nhưng, trong lịch sử, một số trường hợp người chết sống lại trong tang lễ dù trước đó thầy thuốc đã tuyên bố họ tử vong do không phát hiện mạch đập.
Để tránh xảy ra tình trạng chôn sống, người xưa thường tổ chức tang lễ trong vài ngày. Đặc biệt, người chết sẽ được phủ lên mặt một tấm vải trắng. Nếu họ còn thở thì sẽ nhìn thấy tấm vải có sự chuyển động. Ngược lại, nếu không phát hiện điều gì bất thường xảy đến kể từ khi phủ tấm vải trắng lên mặt người chết thì gia đình sẽ không còn lo lắng khi chôn cất người thân.
Một lý do khác khiến người xưa thường phủ một tấm vải trắng lên mặt người chết là nhằm giúp người đến viếng không bị hoảng sợ do tử thi có những biến đổi "kinh dị".
Theo các chuyên gia, sau khi qua đời, một loạt sự việc sẽ xảy đến như cơ thể bắt đầu lạnh đi, các bó cơ trong cơ thể bắt đầu cứng lại. Đặc biệt, các cơ trên mặt sẽ là nơi chịu hiện tượng dãn cơ đầu tiên. Tiếp đến, con ngươi lồi lên khỏi hốc mắt và phần lưỡi sưng to do tác dụng của sự phân hủy tế bào...
Những thay đổi trên thi thể như trên sẽ có thể khiến những người đến viếng hoảng sợ. Do vậy, người xưa phủ tấm vải trắng lên mặt người chết giúp họ luôn có hình ảnh đẹp nhất trong mắt người thân, bạn bè.
Thêm nữa, việc phủ một tấm khăn trắng lên mặt người chết còn nhằm giúp ngăn phát tán vi khuẩn ra môi trường xung quanh. Sau khi một người chết đi, các vi khuẩn trong cơ thể sẽ sinh sôi, nảy nở và quá trình phân hủy các tế bào trên tử thi diễn ra.
Quá trình này giải phóng các loại khí độc hại, mùi hôi thối, vi khuẩn nguy hiểm. Do vậy, việc phủ một tấm khăn trắng lên mặt tử thi để những vi khuẩn đó không phát tán ra bên ngoài, gây nguy hại đến sức khỏe của những người xung quanh.
Mời độc giả xem video: 2 người chết cháy trong nhà: Nghi tự thiêu do mâu thuẫn tình cảm. Nguồn: THĐT1.