Trong bài viết của mình, Piumi Rajapaksha đã bày tỏ sự ngạc nhiên về tục đốt vàng mã của người Việt. "Nhiều cửa hàng nằm trên đường phố của Việt Nam có hàng tập tiền 100 USD giả cùng các loại hàng hóa khác để đốt", cô viết. Ảnh: The Culture Trip.Nữ tác giả này nhận xét, tập tục đốt vàng mã là một giải pháp mang tinh thần mà người Việt thực hiện nhằm giải quyết vấn đề tài chính của tổ tiên. Cụ thể, số tiền bị đốt sẽ dùng để trả các khoản nợ mà người đã mất chưa trả được khi còn sống. Ảnh: The Culture Trip.Bên cạnh đó, cũng tồn tại một niềm tin khác rằng tiền giấy được đốt là một hình thức cống nạp cho Diêm Vương để người đã khuất có thể lưu lại trần gian thêm một thời gian, hoặc để tránh các hình phạt dưới Âm Phủ. Ảnh: The Culture Trip."Việc đốt vàng mã thường được thực hiện vào ngày Mùng 1 và ngày Rằm của mỗi tháng Âm lịch. Nghi lễ này cũng được thực hiện tại các đám tang và ngày giỗ của người thân trong suốt nhiều năm. Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm việc đốt vàng mã được thực hiện với quy mô lớn", Piumi Rajapaksha viết. Ảnh: The Culture Trip.Cây viết đến từ Sri Lanka nhận định, về bản chất, tục đốt vàng mã là một cách để thể hiện sự tôn trọng người đã khuất, và tập tục này đã trở thành một phần quan trọng trong nền văn hoá Việt Nam. Ảnh: The Culture Trip.Piumi Rajapaksha cũng đề cập đến những nghiên cứu cho thấy việc đốt vàng mã là một nguyên nhân phát tán vào không khí các hóa chất độc có khả năng gây ung thư. Cô cho rằng, thật khó để đoán định tương lai của tập quán này, vì dù gì nó cũng có nguồn gốc sâu xa từ nền văn hoá châu Á. Ảnh: The Culture Trip.Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Trong bài viết của mình, Piumi Rajapaksha đã bày tỏ sự ngạc nhiên về tục đốt vàng mã của người Việt. "Nhiều cửa hàng nằm trên đường phố của Việt Nam có hàng tập tiền 100 USD giả cùng các loại hàng hóa khác để đốt", cô viết. Ảnh: The Culture Trip.
Nữ tác giả này nhận xét, tập tục đốt vàng mã là một giải pháp mang tinh thần mà người Việt thực hiện nhằm giải quyết vấn đề tài chính của tổ tiên. Cụ thể, số tiền bị đốt sẽ dùng để trả các khoản nợ mà người đã mất chưa trả được khi còn sống. Ảnh: The Culture Trip.
Bên cạnh đó, cũng tồn tại một niềm tin khác rằng tiền giấy được đốt là một hình thức cống nạp cho Diêm Vương để người đã khuất có thể lưu lại trần gian thêm một thời gian, hoặc để tránh các hình phạt dưới Âm Phủ. Ảnh: The Culture Trip.
"Việc đốt vàng mã thường được thực hiện vào ngày Mùng 1 và ngày Rằm của mỗi tháng Âm lịch. Nghi lễ này cũng được thực hiện tại các đám tang và ngày giỗ của người thân trong suốt nhiều năm. Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm việc đốt vàng mã được thực hiện với quy mô lớn", Piumi Rajapaksha viết. Ảnh: The Culture Trip.
Cây viết đến từ Sri Lanka nhận định, về bản chất, tục đốt vàng mã là một cách để thể hiện sự tôn trọng người đã khuất, và tập tục này đã trở thành một phần quan trọng trong nền văn hoá Việt Nam. Ảnh: The Culture Trip.
Piumi Rajapaksha cũng đề cập đến những nghiên cứu cho thấy việc đốt vàng mã là một nguyên nhân phát tán vào không khí các hóa chất độc có khả năng gây ung thư. Cô cho rằng, thật khó để đoán định tương lai của tập quán này, vì dù gì nó cũng có nguồn gốc sâu xa từ nền văn hoá châu Á. Ảnh: The Culture Trip.
Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.