Gia Cát Lượng (181 - 234), biểu tự Khổng Minh, là nhà quân sự, chính trị gia lỗi lạc của nhà Thục Hán. Trong khi đó, Tư Mã Ý (179 – 251), biểu tự Trọng Đạt, là mưu sĩ tài năng và là trọng thần của nhà Tào Ngụy. Theo đó, họ được coi là kỳ phùng địch thủ nổi tiếng thời Tam quốc.Từ năm 228 - 234, Gia Cát Lượng thực hiện 5 chiến dịch Bắc phạt tiến đánh nhà Tào Ngụy. Dù Khổng Minh chỉ huy quân Thục liên tiếp tấn công, thậm chí nhiều lần sử dụng chiêu khích tướng nhưng Tư Mã Ý luôn chỉ huy đại quân Tào Ngụy ở thế phòng ngự.Trong số này, vào năm 234, khi Khổng Minh tiến hành cuộc Bắc phạt lần thứ 5, Tư Mã Ý vẫn chọn cách phòng thủ mà không tấn công. Do đó, Gia Cát Lượng cử sứ giả tới doanh trại của quân Ngụy nhằm khiêu khích, ép Tư Mã Ý phải tấn công.Khi ấy, Tư Mã Ý bất ngờ quay sang hỏi sứ giả về chuyện ăn, ngủ của Gia Cát Lượng. Sự việc này được ghi chép lại trong cuốn Tân Thư – Tuyên Đế Ký và Bùi Tùng Chi chú giải Tam Quốc Chí.Theo đó, sau khi Tư Mã Ý hỏi, sứ giả trả lời rằng, thừa tướng nhà Thục Hán thường làm việc tới khuya, tự tay xem xét xử án phạt từ 20 gậy trở lên, đồng thời ăn uống rất ít, ăn chưa đến 3 lít gạo.Sau khi nghe sứ giả trả lời, Tư Mã Ý liền nói rằng: "Gia Cát Lượng chẳng sống được bao lâu". Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao Tư Mã Ý lại "tiên tri" tuổi thọ của Khổng Minh như vậy? Trước câu hỏi này, các chuyên gia đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm kiếm các sử liệu, ghi chép để tìm ra lời giải.Theo các nhà nghiên cứu, vào thời Tam quốc, 1 lít gạo tương đương khoảng 0,2023 lít ngày nay và mỗi lít gạo bằng 1,7 kg. Gia Cát Lượng ăn mỗi ngày 3 lít gạo tức dùng khoảng 1,02 kg gạo ngày nay.Thế nhưng, mức ăn của Gia Cát Lượng so với binh sĩ thời đó chỉ bằng 1/2. Bởi lẽ, lượng gạo ăn trung bình của binh lính thời xưa là khoảng 6 - 7 lít. Nếu thấp hơn tiêu chuẩn này thì binh sĩ sẽ ăn không đủ no dẫn tới sức chiến đấu không đảm bảo.Từ đây, các nhà nghiên cứu cho rằng, Gia Cát Lượng ăn lượng gạo chỉ bằng 50% mức trung bình của binh sĩ cộng thêm làm việc quá sức, phải xử lý nhiều công việc triều chính nên sức khỏe ngày càng giảm sút.Là người thông minh, nhạy bén, Tư Mã Ý sớm biết được điều này nên "tiên tri" tuổi thọ của Khổng Minh đã hết. Điều này cũng giúp Tư Mã Ý giải đáp thắc mắc của binh sĩ nhà Ngụy cho quyết định của ông là chỉ phòng thủ mà không tấn công quân Thục trong những cuộc Bắc phạt. Quả thật, sau cuộc Bắc phạt lần thứ 5 thất bại, Khổng Minh lâm bệnh rồi qua đời năm 234.Mời độc giả xem video: Kỳ lạ hồ nước ở Trung Quốc dù khô cạn nhưng chứa toàn đá quý.
Gia Cát Lượng (181 - 234), biểu tự Khổng Minh, là nhà quân sự, chính trị gia lỗi lạc của nhà Thục Hán. Trong khi đó, Tư Mã Ý (179 – 251), biểu tự Trọng Đạt, là mưu sĩ tài năng và là trọng thần của nhà Tào Ngụy. Theo đó, họ được coi là kỳ phùng địch thủ nổi tiếng thời Tam quốc.
Từ năm 228 - 234, Gia Cát Lượng thực hiện 5 chiến dịch Bắc phạt tiến đánh nhà Tào Ngụy. Dù Khổng Minh chỉ huy quân Thục liên tiếp tấn công, thậm chí nhiều lần sử dụng chiêu khích tướng nhưng Tư Mã Ý luôn chỉ huy đại quân Tào Ngụy ở thế phòng ngự.
Trong số này, vào năm 234, khi Khổng Minh tiến hành cuộc Bắc phạt lần thứ 5, Tư Mã Ý vẫn chọn cách phòng thủ mà không tấn công. Do đó, Gia Cát Lượng cử sứ giả tới doanh trại của quân Ngụy nhằm khiêu khích, ép Tư Mã Ý phải tấn công.
Khi ấy, Tư Mã Ý bất ngờ quay sang hỏi sứ giả về chuyện ăn, ngủ của Gia Cát Lượng. Sự việc này được ghi chép lại trong cuốn Tân Thư – Tuyên Đế Ký và Bùi Tùng Chi chú giải Tam Quốc Chí.
Theo đó, sau khi Tư Mã Ý hỏi, sứ giả trả lời rằng, thừa tướng nhà Thục Hán thường làm việc tới khuya, tự tay xem xét xử án phạt từ 20 gậy trở lên, đồng thời ăn uống rất ít, ăn chưa đến 3 lít gạo.
Sau khi nghe sứ giả trả lời, Tư Mã Ý liền nói rằng: "Gia Cát Lượng chẳng sống được bao lâu". Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao Tư Mã Ý lại "tiên tri" tuổi thọ của Khổng Minh như vậy? Trước câu hỏi này, các chuyên gia đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm kiếm các sử liệu, ghi chép để tìm ra lời giải.
Theo các nhà nghiên cứu, vào thời Tam quốc, 1 lít gạo tương đương khoảng 0,2023 lít ngày nay và mỗi lít gạo bằng 1,7 kg. Gia Cát Lượng ăn mỗi ngày 3 lít gạo tức dùng khoảng 1,02 kg gạo ngày nay.
Thế nhưng, mức ăn của Gia Cát Lượng so với binh sĩ thời đó chỉ bằng 1/2. Bởi lẽ, lượng gạo ăn trung bình của binh lính thời xưa là khoảng 6 - 7 lít. Nếu thấp hơn tiêu chuẩn này thì binh sĩ sẽ ăn không đủ no dẫn tới sức chiến đấu không đảm bảo.
Từ đây, các nhà nghiên cứu cho rằng, Gia Cát Lượng ăn lượng gạo chỉ bằng 50% mức trung bình của binh sĩ cộng thêm làm việc quá sức, phải xử lý nhiều công việc triều chính nên sức khỏe ngày càng giảm sút.
Là người thông minh, nhạy bén, Tư Mã Ý sớm biết được điều này nên "tiên tri" tuổi thọ của Khổng Minh đã hết. Điều này cũng giúp Tư Mã Ý giải đáp thắc mắc của binh sĩ nhà Ngụy cho quyết định của ông là chỉ phòng thủ mà không tấn công quân Thục trong những cuộc Bắc phạt. Quả thật, sau cuộc Bắc phạt lần thứ 5 thất bại, Khổng Minh lâm bệnh rồi qua đời năm 234.
Mời độc giả xem video: Kỳ lạ hồ nước ở Trung Quốc dù khô cạn nhưng chứa toàn đá quý.