Từ Hy Thái Hậu (1835 – 1908) là phi tần của Hàm Phong đế, mẹ thân sinh của vua Đồng Trị, đồng thời cũng là người nhiếp chính trong giai đoạn Hoàng đế Đồng Trị và Quang Tự còn tại vị.Bà là người nắm đại quyền của nhà Thanh trong vòng 47 năm tính cho tới lúc qua đời, và cũng là nhân vật nhận nhiều chỉ trích khi đã khiến Thanh triều trượt dài trên con đường suy vong.Vào tháng 10 năm Quang Tự thứ 34 (năm 1908), Từ Hy Thái Hậu và Hoàng đế Quang Tự đột ngột phát bệnh cùng một lúc. "Lão Phật Gia" đột nhiên cảm thấy đau bụng dữ dội, tiêu chảy không ngừng, 1 ngày đi ngoài đến mười mấy lần. Những ngày tiếp theo, thậm chí còn đi ra mủ và máu.Các thái y ra sức chữa trị cho Từ Hy, nhưng bệnh tình của vị thái hậu này không những không có dấu hiệu tốt lên mà còn ngày càng trở nặng. Biết rõ bản thân sắp không qua khỏi, Từ Hy Thái Hậu đã làm tổng cộng 5 chuyện sau.Điều đầu tiên Từ Hy Thái Hậu làm chính là giết chết vua Quang Tự. Trước đó không lâu, vị Hoàng đế này từng viết trong cuốn nhật ký của mình những lời dưới đây: "Ta bệnh thực sự rất nặng, nhưng lòng ta cảm thấy Lão Phật gia nhất định sẽ mất trước ta. Nếu như vậy, ta muốn hạ lệnh giết Viên Thế Khải và Lý Liên Anh".Không ngờ cuốn nhật ký này bị thái giám Lý Liên Anh phát hiện và đến tay Từ Hy. Tương truyền rằng sau khi xem xong, Thái hậu phẫn nộ mà nói: "Đừng hòng mà ta chết trước!". Những thuộc hạ của vị thái hậu này đã ngầm hiểu ý chủ nhân và ra tay với Quang Tự.Rất nhanh, mấy ngày sau, sức khỏe vốn đang có khởi sắc của vua Quang Tự liền chuyển biến xấu đi. Đến ngày 14 tháng 11 năm 1908, ông qua đời. Những cột mốc thời gian trên đây đã cho thấy, Từ Hy Thái hậu qua đời chỉ chậm hơn đúng một ngày sau cái chết đột ngột của Hoàng đế Quang Tự.Điều thứ 2 nằm trong di chiếu của Từ Hy Thái Hậu, bà để cháu trai của vua Quang Tự - Ái Tân Giác La Phổ Nghi nhập cung kế thừa ngai vàng. Vua Quang Tự vốn không có con cái, nên Từ Hy liền chọn 1 thành viên nhỏ tuổi nhất trong hoàng thất để thừa kế đại nghiệp nhà Thanh.Điều thứ 3 nằm trong di chiếu của Từ Hy Thái Hậu là gửi gắm nhiệm vụ xử lý chuyện quốc gia đại sự cho cha của tiểu hoàng đế - Ái Tân Giác La Tái Phong. Tái Phong không chỉ là thành viên hoàng thất mà còn có thực lực, cốt cách, nên quyết định này của Từ Hy được đánh giá là khá sáng suốt.Điều thứ 4 Từ Hy làm cho thấy bà là người chuyên quyền, đam mê quyền lực, cho đến giây phút cuối đời. Mặc dù đã giao quyền nhiếp chính cho Tái Phong, nhưng Từ Hy vẫn không quên dặn dò cháu gái Long Dụ phải để mắt đến Tái Phong.Theo di chúc, cha ruột Phổ Nghi trong quá trình thay con xử lý chuyện triều chính nếu gặp bất cứ vấn đề lớn nào thì đều phải thương lượng với Long Dụ, khi được Long Dụ đồng ý mới được thực thi.Điều cuối cùng chính là tự lo hậu sự cho mình. Từ Hy Thái Hậu muốn được chuyển linh cữu từ Từ Ninh Cung đến Hoàng Cực Điện. Sau khi nguyện vọng được đáp ứng, đôi mắt của Từ Hy Thái Hậu đã mệt mỏi đến mức không thể mở ra được nữa.Mời các bạn xem video: Phát hiện kho báu tiền vàng cổ ở Miền Trung Israel. Nguồn: THĐT
Từ Hy Thái Hậu (1835 – 1908) là phi tần của Hàm Phong đế, mẹ thân sinh của vua Đồng Trị, đồng thời cũng là người nhiếp chính trong giai đoạn Hoàng đế Đồng Trị và Quang Tự còn tại vị.
Bà là người nắm đại quyền của nhà Thanh trong vòng 47 năm tính cho tới lúc qua đời, và cũng là nhân vật nhận nhiều chỉ trích khi đã khiến Thanh triều trượt dài trên con đường suy vong.
Vào tháng 10 năm Quang Tự thứ 34 (năm 1908), Từ Hy Thái Hậu và Hoàng đế Quang Tự đột ngột phát bệnh cùng một lúc. "Lão Phật Gia" đột nhiên cảm thấy đau bụng dữ dội, tiêu chảy không ngừng, 1 ngày đi ngoài đến mười mấy lần. Những ngày tiếp theo, thậm chí còn đi ra mủ và máu.
Các thái y ra sức chữa trị cho Từ Hy, nhưng bệnh tình của vị thái hậu này không những không có dấu hiệu tốt lên mà còn ngày càng trở nặng. Biết rõ bản thân sắp không qua khỏi, Từ Hy Thái Hậu đã làm tổng cộng 5 chuyện sau.
Điều đầu tiên Từ Hy Thái Hậu làm chính là giết chết vua Quang Tự. Trước đó không lâu, vị Hoàng đế này từng viết trong cuốn nhật ký của mình những lời dưới đây: "Ta bệnh thực sự rất nặng, nhưng lòng ta cảm thấy Lão Phật gia nhất định sẽ mất trước ta. Nếu như vậy, ta muốn hạ lệnh giết Viên Thế Khải và Lý Liên Anh".
Không ngờ cuốn nhật ký này bị thái giám Lý Liên Anh phát hiện và đến tay Từ Hy. Tương truyền rằng sau khi xem xong, Thái hậu phẫn nộ mà nói: "Đừng hòng mà ta chết trước!". Những thuộc hạ của vị thái hậu này đã ngầm hiểu ý chủ nhân và ra tay với Quang Tự.
Rất nhanh, mấy ngày sau, sức khỏe vốn đang có khởi sắc của vua Quang Tự liền chuyển biến xấu đi. Đến ngày 14 tháng 11 năm 1908, ông qua đời. Những cột mốc thời gian trên đây đã cho thấy, Từ Hy Thái hậu qua đời chỉ chậm hơn đúng một ngày sau cái chết đột ngột của Hoàng đế Quang Tự.
Điều thứ 2 nằm trong di chiếu của Từ Hy Thái Hậu, bà để cháu trai của vua Quang Tự - Ái Tân Giác La Phổ Nghi nhập cung kế thừa ngai vàng. Vua Quang Tự vốn không có con cái, nên Từ Hy liền chọn 1 thành viên nhỏ tuổi nhất trong hoàng thất để thừa kế đại nghiệp nhà Thanh.
Điều thứ 3 nằm trong di chiếu của Từ Hy Thái Hậu là gửi gắm nhiệm vụ xử lý chuyện quốc gia đại sự cho cha của tiểu hoàng đế - Ái Tân Giác La Tái Phong. Tái Phong không chỉ là thành viên hoàng thất mà còn có thực lực, cốt cách, nên quyết định này của Từ Hy được đánh giá là khá sáng suốt.
Điều thứ 4 Từ Hy làm cho thấy bà là người chuyên quyền, đam mê quyền lực, cho đến giây phút cuối đời. Mặc dù đã giao quyền nhiếp chính cho Tái Phong, nhưng Từ Hy vẫn không quên dặn dò cháu gái Long Dụ phải để mắt đến Tái Phong.
Theo di chúc, cha ruột Phổ Nghi trong quá trình thay con xử lý chuyện triều chính nếu gặp bất cứ vấn đề lớn nào thì đều phải thương lượng với Long Dụ, khi được Long Dụ đồng ý mới được thực thi.
Điều cuối cùng chính là tự lo hậu sự cho mình. Từ Hy Thái Hậu muốn được chuyển linh cữu từ Từ Ninh Cung đến Hoàng Cực Điện. Sau khi nguyện vọng được đáp ứng, đôi mắt của Từ Hy Thái Hậu đã mệt mỏi đến mức không thể mở ra được nữa.