Chu Du (175 - 210), tên tự là Công Cẩn, là danh tướng và khai quốc công thần của nhà Đông Ngô thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là bề tôi trung thành của Tôn Quyền và được xem là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng.Nhà quân sự tài ba Chu Du từng giữ chức Đại đô đốc. Là người văn võ song toàn, giỏi bày binh bố trận, có tài thao lược, ông có nhiều đóng góp quan trọng giúp Đông Ngô trở thành một trong 3 thế lực mạnh nhất thời Tam quốc.Một trong những dấu ấn lớn nhất của Chu Du là việc ông lập được đại công trong trận Xích Bích. Chiến thắng này giúp liên minh Tôn Quyền - Lưu Bị giành chiến thắng trước Tào Tháo.Tuy nhiên, vào năm 210, Chu Du lâm bệnh khi trên đường trở về Giang Lăng. Biết bản thân không còn sống được bao lâu, ông viết một lá thư gửi Tôn Quyền. Trong thư, ông khuyên quân chủ nhà Đông Ngô nên giết một người để phòng ngừa đại họa cho đất nước.Chu Du viết trong thư rằng: "Lưu Bị chưa diệt, Đông Ngô tất nguy". Theo đó, nhân vật lớn mà Chu Du muốn Tôn Quyền loại trừ chính là Lưu Bị.Theo các nhà nghiên cứu, Chu Du khuyên Tôn Quyền loại trừ Lưu Bị là vì một số lý do. Trong đó, ông phân tích tình hình và nhận thấy Tào Tháo đang là thế lực mạnh nhất ở phía Bắc nhưng quyền lực chưa ổn định. Do vậy, ngay cả khi quân Tào Ngụy tấn công thì Đông Ngô hoàn toàn có thể đối phó.Tuy nhiên, Lưu Bị ở cách Giang Đông chỉ một con sông nên ở quá gần Đông Ngô. Điều này khiến Lưu Bị trở thành đối thủ quá nguy hiểm và trông giống như một con hổ lớn đang rình rập Đông Ngô.Qua đó, Chu Du chỉ ra Lưu Bị là kẻ thù không đội trời chung của Đông Ngô. Nếu Tôn Quyền không loại trừ người này sớm thì tương lai Đông Ngô sẽ gặp đại họa.Trước lời cảnh báo của Chu Du, Tôn Quyền không nghe theo. Quyết định này của Tôn Quyền khiến ông phải hối hận. Bởi lẽ về sau mọi chuyện diễn ra đúng như dự đoán của Chu Du.Lưu Bị xây dựng nhà Thục Hán ngày càng lớn mạnh, trở thành "con hổ" dữ tợn và thực hiện nhiều cuộc thảo phạt Đông Ngô. Hậu quả là Đông Ngô bị tổn thất lớn và từng bước suy tàn.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Chu Du (175 - 210), tên tự là Công Cẩn, là danh tướng và khai quốc công thần của nhà Đông Ngô thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là bề tôi trung thành của Tôn Quyền và được xem là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng.
Nhà quân sự tài ba Chu Du từng giữ chức Đại đô đốc. Là người văn võ song toàn, giỏi bày binh bố trận, có tài thao lược, ông có nhiều đóng góp quan trọng giúp Đông Ngô trở thành một trong 3 thế lực mạnh nhất thời Tam quốc.
Một trong những dấu ấn lớn nhất của Chu Du là việc ông lập được đại công trong trận Xích Bích. Chiến thắng này giúp liên minh Tôn Quyền - Lưu Bị giành chiến thắng trước Tào Tháo.
Tuy nhiên, vào năm 210, Chu Du lâm bệnh khi trên đường trở về Giang Lăng. Biết bản thân không còn sống được bao lâu, ông viết một lá thư gửi Tôn Quyền. Trong thư, ông khuyên quân chủ nhà Đông Ngô nên giết một người để phòng ngừa đại họa cho đất nước.
Chu Du viết trong thư rằng: "Lưu Bị chưa diệt, Đông Ngô tất nguy". Theo đó, nhân vật lớn mà Chu Du muốn Tôn Quyền loại trừ chính là Lưu Bị.
Theo các nhà nghiên cứu, Chu Du khuyên Tôn Quyền loại trừ Lưu Bị là vì một số lý do. Trong đó, ông phân tích tình hình và nhận thấy Tào Tháo đang là thế lực mạnh nhất ở phía Bắc nhưng quyền lực chưa ổn định. Do vậy, ngay cả khi quân Tào Ngụy tấn công thì Đông Ngô hoàn toàn có thể đối phó.
Tuy nhiên, Lưu Bị ở cách Giang Đông chỉ một con sông nên ở quá gần Đông Ngô. Điều này khiến Lưu Bị trở thành đối thủ quá nguy hiểm và trông giống như một con hổ lớn đang rình rập Đông Ngô.
Qua đó, Chu Du chỉ ra Lưu Bị là kẻ thù không đội trời chung của Đông Ngô. Nếu Tôn Quyền không loại trừ người này sớm thì tương lai Đông Ngô sẽ gặp đại họa.
Trước lời cảnh báo của Chu Du, Tôn Quyền không nghe theo. Quyết định này của Tôn Quyền khiến ông phải hối hận. Bởi lẽ về sau mọi chuyện diễn ra đúng như dự đoán của Chu Du.
Lưu Bị xây dựng nhà Thục Hán ngày càng lớn mạnh, trở thành "con hổ" dữ tợn và thực hiện nhiều cuộc thảo phạt Đông Ngô. Hậu quả là Đông Ngô bị tổn thất lớn và từng bước suy tàn.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.