Các nhà khoa học Italy đã có một khám phá gây sốc khi tìm thấy nhiều dấu chân người tiền sử sinh sống cách ngày nay 3,6 triệu năm ở Tanzania. Những dấu chấn phát hiện trên tro núi lửa thuộc về người Australopithecus afarensis.Khám phá này cho thấy người xưa đã di chuyển quãng đường khoảng 30m trên tro núi lửa. Sau đó, phần tro này bị đóng đá.Vào tháng 1/2016, các nhà khảo cổ và sinh vật học đã phát hiện các mảnh hóa thạch của loài cá sấu sống dưới biển lớn nhất từ trước đến nay tại sa mạc Sahara ở Tunisia.Theo ước tính, loài cá sấu cổ đại này có kích thước dài khoảng 9m và nặng 3 tấn. Đặc biệt, sọ của loài cá sấu này dài hơn 1,5m.Tháng 8/2016, các nhà khoa học Đan Mạch công bố phát hiện gây sốc về tuổi thọ của loài cá mập Greenland lên tới 400 năm. Vì vậy, nó trở thành động vật có xương sống thọ nhất thế giới.Thêm vào đó, họ cũng phát hiện loài cá mập này chỉ sẵn sàng giao phối sau 150 năm.Nhóm chuyên gia của Đại học Stanford đã bất ngờ phát hiện liệu pháp tế bào gốc có thể khôi phục chức năng vận động ở một số bệnh nhân đột quỵ.Các chuyên gia có thể đảo ngược các triệu chứng sau cơn đột quỵ bằng liệu pháp tế bào gốc. Nhờ vậy mà bệnh nhân có thể đi lại, nói chuyện và sinh hoạt bình thường.Tháng 12/2016, một nhà khoa học Trung Quốc phát hiện mẫu vật hổ phách chứa đuôi khủng long nguyên vẹn ở một khu chợ trao đổi hổ phách tại Myanmar.Kết quả kiểm tra cho thấy loài khủng long không biết bay này được cho là sinh sống ở kỷ Phấn trắng, cách ngày nay 99 triệu năm.
Các nhà khoa học Italy đã có một khám phá gây sốc khi tìm thấy nhiều dấu chân người tiền sử sinh sống cách ngày nay 3,6 triệu năm ở Tanzania. Những dấu chấn phát hiện trên tro núi lửa thuộc về người Australopithecus afarensis.
Khám phá này cho thấy người xưa đã di chuyển quãng đường khoảng 30m trên tro núi lửa. Sau đó, phần tro này bị đóng đá.
Vào tháng 1/2016, các nhà khảo cổ và sinh vật học đã phát hiện các mảnh hóa thạch của loài cá sấu sống dưới biển lớn nhất từ trước đến nay tại sa mạc Sahara ở Tunisia.
Theo ước tính, loài cá sấu cổ đại này có kích thước dài khoảng 9m và nặng 3 tấn. Đặc biệt, sọ của loài cá sấu này dài hơn 1,5m.
Tháng 8/2016, các nhà khoa học Đan Mạch công bố phát hiện gây sốc về tuổi thọ của loài cá mập Greenland lên tới 400 năm. Vì vậy, nó trở thành động vật có xương sống thọ nhất thế giới.
Thêm vào đó, họ cũng phát hiện loài cá mập này chỉ sẵn sàng giao phối sau 150 năm.
Nhóm chuyên gia của Đại học Stanford đã bất ngờ phát hiện liệu pháp tế bào gốc có thể khôi phục chức năng vận động ở một số bệnh nhân đột quỵ.
Các chuyên gia có thể đảo ngược các triệu chứng sau cơn đột quỵ bằng liệu pháp tế bào gốc. Nhờ vậy mà bệnh nhân có thể đi lại, nói chuyện và sinh hoạt bình thường.
Tháng 12/2016, một nhà khoa học Trung Quốc phát hiện mẫu vật hổ phách chứa đuôi khủng long nguyên vẹn ở một khu chợ trao đổi hổ phách tại Myanmar.
Kết quả kiểm tra cho thấy loài khủng long không biết bay này được cho là sinh sống ở kỷ Phấn trắng, cách ngày nay 99 triệu năm.