1. Chiếc nhẫn bàn tính Trung Quốc, 300 tuổi: Chiếc nhẫn này đã được làm ở Trung Quốc dưới thời trị vì của triều đại nhà Thanh (1644-1911). Được dát trong một chiếc nhẫn giống như vật trang trí là một bàn tính có kích cỡ 1.2cmx0.7cm, với bảy que tính và bảy hạt trên mỗi que nằm ngay trên mặt nhẫn.Nó được gọi là "Zhusuan", một công cụ tính toán được làm bằng bạc và hạt của nó rất nhỏ mà chúng chỉ có thể di chuyển bởi một chiếc ghim.Được sử dụng bởi các thương nhân Trung Quốc để giúp việc tính toán nhanh chóng, nhưng không may, thời điểm xuất xứ chính xác và chủ nhân của công cụ tuyệt vời này vẫn chưa rõ. 2. Mũ bảo hiểm chuồn chuồn của Nhật Bản: Những chiếc mũ bảo hiểm kỳ lạ (kawari kabuto) rất hợp thời trang trong thế kỷ 15 và 16 triều đại phong kiến Nhật Bản. Ở thời kỳ này, các gia đình phong kiến cũng liên tục đấu tranh với nhau để dành uy quyền tối cao mà thường dẫn đến các cuộc chiến.Những chiếc mũ bảo hiểm kỳ lạ được đội bởi các chỉ huy cấp cao để họ có thể dễ dàng lẩn chốn trên chiến trường. Chúng có các họa tiết tượng trưng phản ánh một khía cạnh tính cách của chỉ huy và những lý tưởng của cuộc chiến đang tham gia.Trong các bản văn cổ, Nhật Bản thường được gọi là Akitsushima (vùng đất của chuồn chuồn) vì thế việc sử dụng biểu tượng mũ bảo hiểm chuồn chuồn như thể hiện lòng kính trọng lịch sử dân tộc. 3. Tượng Phật Helgo: Đây là một kho báu của người Viking, thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, là một trong những hiện vật lịch sử "độc nhất vô nhị" từng được nhân loại khám phá.Từ thế kỷ thứ 6 tới thế kỷ 11 sau công nguyên, hòn đảo nhỏ Helgo nằm ở Hồ Malaren, Thụy Điển là trung tâm sản xuất và kinh doanh Viking lớn. Kể từ khi phát hiện ra nó, các nhà khảo cổ đã bị choáng ngợp bởi số lượng các đồ tạo tác kỳ lạ được tìm thấy chôn vùi ở nơi này.Được biết đến như là "kho báu Helgo”, bức tượng đồng của Đức Phật từ Ấn Độ là một trong những đồ tạo tác phổ biến nhất được phục hồi. Sự hiện diện của bức tượng đã giúp các nhà nghiên cứu đưa ra một số ý tưởng về luồng nước chạy theo sau các thương gia Viking. 4. Vòng cổ nô lệ La Mã: Câu đề tặng - "Tôi đã bỏ chạy, hãy giữ tôi; khi giao tôi cho chủ nhân Zoninus bạn nhận được một đồng tiền vàng.”Nhìn từ xa trông giống như một chiếc vòng cổ bình thường, tuy nhiên đây lại là một chiếc vòng cổ của nô lệ có niên đại từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên.Tại một thời điểm trong lịch sử, Thượng viện La Mã đã xem xét vấn đề này và quyết định rằng nô lệ và đàn ông tự do sẽ ăn mặc khác nhau và do đó, vòng cổ cho nô lệ đã được giới thiệu.>>>Xem thêm video: Thưởng Tết bằng hiện vật có hợp lý? (Nguồn: VTV24).
1. Chiếc nhẫn bàn tính Trung Quốc, 300 tuổi: Chiếc nhẫn này đã được làm ở Trung Quốc dưới thời trị vì của triều đại nhà Thanh (1644-1911). Được dát trong một chiếc nhẫn giống như vật trang trí là một bàn tính có kích cỡ 1.2cmx0.7cm, với bảy que tính và bảy hạt trên mỗi que nằm ngay trên mặt nhẫn.
Nó được gọi là "Zhusuan", một công cụ tính toán được làm bằng bạc và hạt của nó rất nhỏ mà chúng chỉ có thể di chuyển bởi một chiếc ghim.
Được sử dụng bởi các thương nhân Trung Quốc để giúp việc tính toán nhanh chóng, nhưng không may, thời điểm xuất xứ chính xác và chủ nhân của công cụ tuyệt vời này vẫn chưa rõ.
2. Mũ bảo hiểm chuồn chuồn của Nhật Bản: Những chiếc mũ bảo hiểm kỳ lạ (kawari kabuto) rất hợp thời trang trong thế kỷ 15 và 16 triều đại phong kiến Nhật Bản. Ở thời kỳ này, các gia đình phong kiến cũng liên tục đấu tranh với nhau để dành uy quyền tối cao mà thường dẫn đến các cuộc chiến.
Những chiếc mũ bảo hiểm kỳ lạ được đội bởi các chỉ huy cấp cao để họ có thể dễ dàng lẩn chốn trên chiến trường. Chúng có các họa tiết tượng trưng phản ánh một khía cạnh tính cách của chỉ huy và những lý tưởng của cuộc chiến đang tham gia.
Trong các bản văn cổ, Nhật Bản thường được gọi là Akitsushima (vùng đất của chuồn chuồn) vì thế việc sử dụng biểu tượng mũ bảo hiểm chuồn chuồn như thể hiện lòng kính trọng lịch sử dân tộc.
3. Tượng Phật Helgo: Đây là một kho báu của người Viking, thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, là một trong những hiện vật lịch sử "độc nhất vô nhị" từng được nhân loại khám phá.
Từ thế kỷ thứ 6 tới thế kỷ 11 sau công nguyên, hòn đảo nhỏ Helgo nằm ở Hồ Malaren, Thụy Điển là trung tâm sản xuất và kinh doanh Viking lớn. Kể từ khi phát hiện ra nó, các nhà khảo cổ đã bị choáng ngợp bởi số lượng các đồ tạo tác kỳ lạ được tìm thấy chôn vùi ở nơi này.
Được biết đến như là "kho báu Helgo”, bức tượng đồng của Đức Phật từ Ấn Độ là một trong những đồ tạo tác phổ biến nhất được phục hồi. Sự hiện diện của bức tượng đã giúp các nhà nghiên cứu đưa ra một số ý tưởng về luồng nước chạy theo sau các thương gia Viking.
4. Vòng cổ nô lệ La Mã: Câu đề tặng - "Tôi đã bỏ chạy, hãy giữ tôi; khi giao tôi cho chủ nhân Zoninus bạn nhận được một đồng tiền vàng.”
Nhìn từ xa trông giống như một chiếc vòng cổ bình thường, tuy nhiên đây lại là một chiếc vòng cổ của nô lệ có niên đại từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên.
Tại một thời điểm trong lịch sử, Thượng viện La Mã đã xem xét vấn đề này và quyết định rằng nô lệ và đàn ông tự do sẽ ăn mặc khác nhau và do đó, vòng cổ cho nô lệ đã được giới thiệu.
>>>Xem thêm video: Thưởng Tết bằng hiện vật có hợp lý? (Nguồn: VTV24).