1. Mũi Cà Mau (tỉnh Cà Mau). Mũi Cà Mau là mũi đất địa đầu cực Nam, một địa danh có ý nghĩa thiêng liêng mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mong ước một lần được ghé thăm. Đây là nơi duy nhất trên cả nước có thể nhìn thấy mặt trời mọc trên biển Đông và lặn ở biển Tây. 2. Bảy Núi (An Giang). Bảy Núi là tên gọi của vùng đất có bảy ngọn núi nổi lên giữa vùng đồng bằng rộng lớn ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nơi đây nổi tiếng là vùng đất thiêng, gắn với nhiều huyền thoại của vùng đất Nam Bộ. 3. Rừng U Minh (Kiên Giang và Cà Mau). Rừng U Minh rộng 2.000 km2, là kiểu rừng rất đặc thù, độc đáo và quý hiếm trên thế giới, gồm VQG U Minh Thượng và VQG U Minh Hạ. Khu rừng này được biết đến rộng rãi qua tác phẩm "Đất rừng Phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi. 4. Đồng sen Tháp Mười (Đồng Tháp). Bất cứ người Việt Nam nào cũng biết đến câu ca dao "Tháp Mười đẹp nhất bông sen". Khu sinh thái đồng sen Tháp Mười có diện tích gần 20 ha, được ví như một "vương quốc của hoa sen", là thắng cảnh nổi bật của tỉnh Đồng Tháp. 5. Ao Bà Om (Trà Vinh). Nằm ở thành phố Trà Vinh, Ao Bà Om là một cảnh quan độc đáo của tỉnh Trà Vinh. Đây là một ao nhân tạo có hình chữ nhật, rộng 300 mét, dài 500 mét, xung quanh có nhiều cây cổ thụ. Lịch sử của ao gắn với một truyền thuyết của người Khmer trong vùng. 6. Núi Sam (An Giang). Núi Sam là thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Châu Đốc, tỉnh Gian Giang. Trên và quanh ngọn núi này có rất nhiều chùa miếu, trong đó nổi tiếng nhất là Miếu Bà chúa Xứ, Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang). 7. Hòn Phụ Tử (Kiên Giang). Nằm ở huyện Kiên Lương, được coi là biểu tượng cho cảnh đẹp của Kiên Giang. Đây là một hòn đảo gồm hai khối đá khổng lồ dính liền nhau đứng trên một bệ đá có chiều cao 5 mét. Do tác động của thiên nhiên, chỉ còn hòn Tử đứng vững đến ngày nay. 8. Hòn Đá Bạc (Cà Mau). Nằm ở vùng biển của huyện Trần Văn Thời, Hòn Đá Bạc là một cụm đảo nằm liền kề nhau với tổng diện tích 6,43 ha. Đây là nơi có nhiều khung cảnh thiên nhiên độc đáo, điển hình là những khối hoa cương xếp chồng lên nhau với những hình thù lạ lùng. 9. Đầm Thị Tường (Cà Mau). Nằm giữa hai huyện Phú Tân và Trần Văn Thời của tỉnh Cà Mau, Đầm Thị Tường trải rộng gần 2 km và dài hơn 10 km, được mệnh danh là "biển Hồ giữa đồng bằng" của mảnh đất Nam Bộ. Phong cảnh nơi đây đặc biệt hấp dẫn vào buổi bình minh và chiều tà. 10. Biển Mũi Nai (Kiên Giang). Nằm ở phường Pháo Đài của thành phố Hà Tiên, biển Mũi Nai là một trong những bãi biển đẹp nhất vùng Tây Nam Bộ. Do quay về hướng Tây nên Mũi Nai là một trong số ít các bãi biển lý tưởng để ngắm cảnh hoàng hôn ở Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.
1. Mũi Cà Mau (tỉnh Cà Mau). Mũi Cà Mau là mũi đất địa đầu cực Nam, một địa danh có ý nghĩa thiêng liêng mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mong ước một lần được ghé thăm. Đây là nơi duy nhất trên cả nước có thể nhìn thấy mặt trời mọc trên biển Đông và lặn ở biển Tây.
2. Bảy Núi (An Giang). Bảy Núi là tên gọi của vùng đất có bảy ngọn núi nổi lên giữa vùng đồng bằng rộng lớn ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nơi đây nổi tiếng là vùng đất thiêng, gắn với nhiều huyền thoại của vùng đất Nam Bộ.
3. Rừng U Minh (Kiên Giang và Cà Mau). Rừng U Minh rộng 2.000 km2, là kiểu rừng rất đặc thù, độc đáo và quý hiếm trên thế giới, gồm VQG U Minh Thượng và VQG U Minh Hạ. Khu rừng này được biết đến rộng rãi qua tác phẩm "Đất rừng Phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi.
4. Đồng sen Tháp Mười (Đồng Tháp). Bất cứ người Việt Nam nào cũng biết đến câu ca dao "Tháp Mười đẹp nhất bông sen". Khu sinh thái đồng sen Tháp Mười có diện tích gần 20 ha, được ví như một "vương quốc của hoa sen", là thắng cảnh nổi bật của tỉnh Đồng Tháp.
5. Ao Bà Om (Trà Vinh). Nằm ở thành phố Trà Vinh, Ao Bà Om là một cảnh quan độc đáo của tỉnh Trà Vinh. Đây là một ao nhân tạo có hình chữ nhật, rộng 300 mét, dài 500 mét, xung quanh có nhiều cây cổ thụ. Lịch sử của ao gắn với một truyền thuyết của người Khmer trong vùng.
6. Núi Sam (An Giang). Núi Sam là thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Châu Đốc, tỉnh Gian Giang. Trên và quanh ngọn núi này có rất nhiều chùa miếu, trong đó nổi tiếng nhất là Miếu Bà chúa Xứ, Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang).
7. Hòn Phụ Tử (Kiên Giang). Nằm ở huyện Kiên Lương, được coi là biểu tượng cho cảnh đẹp của Kiên Giang. Đây là một hòn đảo gồm hai khối đá khổng lồ dính liền nhau đứng trên một bệ đá có chiều cao 5 mét. Do tác động của thiên nhiên, chỉ còn hòn Tử đứng vững đến ngày nay.
8. Hòn Đá Bạc (Cà Mau). Nằm ở vùng biển của huyện Trần Văn Thời, Hòn Đá Bạc là một cụm đảo nằm liền kề nhau với tổng diện tích 6,43 ha. Đây là nơi có nhiều khung cảnh thiên nhiên độc đáo, điển hình là những khối hoa cương xếp chồng lên nhau với những hình thù lạ lùng.
9. Đầm Thị Tường (Cà Mau). Nằm giữa hai huyện Phú Tân và Trần Văn Thời của tỉnh Cà Mau, Đầm Thị Tường trải rộng gần 2 km và dài hơn 10 km, được mệnh danh là "biển Hồ giữa đồng bằng" của mảnh đất Nam Bộ. Phong cảnh nơi đây đặc biệt hấp dẫn vào buổi bình minh và chiều tà.
10. Biển Mũi Nai (Kiên Giang). Nằm ở phường Pháo Đài của thành phố Hà Tiên, biển Mũi Nai là một trong những bãi biển đẹp nhất vùng Tây Nam Bộ. Do quay về hướng Tây nên Mũi Nai là một trong số ít các bãi biển lý tưởng để ngắm cảnh hoàng hôn ở Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.