Cảm giác của bạn khi mới nhìn qua bức ảnh này là gì? Một ngọn đồi, một chóp núi bình thường như bao nhiêu nơi khác mà thôi ư? Hàng thiên niên kỷ qua nhiều người cũng đã nhầm tưởng như vậy, nhưng ngọn đồi bí ẩn Gunung Padang (tên của địa danh này) lại ẩn giấu những di chỉ khảo cổ làm rúng động thế giới, thậm chí còn đe doạ tới tính xác thực về lịch sử loài người.Năm 1914, Gunung Padang lần đầu tiên xuất hiện trong kết quả một nghiên cứu cho văn phòng thuộc địa của Hà Lan (tại Indonesia – nơi di tích này tọa lạc). Năm 1947 một nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ thuộc Đại học Quốc gia Úc đã công bố những kết quả nghiên cứu về niên đại của khu vực bí ẩn này làm dấy lên những cuộc tranh cãi trong giới khảo cổ, nhà nghiên cứu lịch sử và dư luận.Gunung Padang được cho là kim tự tháp cuối cùng ở Đông Nam Á, là một trong những di tích cổ đại quan trọng nhất từng được phát hiện trên thế giới. Di tích này từng được xác định niên đại lên đến ít nhất 5.000 năm tuổi, rồi từ 8.000 đến 10.000 năm và sau cùng lên đến niên đại được báo cáo là 23.000 năm. Trước đó di tích Göbekli Tepe (Thổ Nhĩ Kỳ) được coi là di chỉ cự thạch lâu đời nhất trên Trái Đất. Göbekli Tepe có niên đại từ tận khoảng 10.000 TCN, tức sớm hơn 4.000 năm so với bất kỳ công trình nhân tạo nào trên Trái Đất. Nhưng Gunung Padang đã hạ gục Göbekli Tepe.Niên đại quá xa xôi đó cho thấy Gunung Padang không chỉ là di tích cự thạch cổ xưa nhất trên Trái Đất, mà nó còn là công trình có dạng kim tự tháp cổ xưa nhất theo vốn hiểu biết hiện nay của chúng ta. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng công trình này có vô số căn phòng và căn hầm bên dưới nền đất đắp cao mọc um tùm cây, các dãy tường và khu vực liền kề được phủ kín bên dưới thảm thực vật dày đặc vốn đã phát triển trên di tích này trong hàng thế kỷ.Sửng sốt hơn là trong quá trình khoan lõi lấy mẫu định tuổi tại di tích này, các nhà khoa học đã nhận thấy phần lớn công trình "bị vùi lấp" trên thực tế đã được gia cố bằng một loại xi măng nào đó. Trong thành phần của nó có chứa 45% quặng sắt, 41% silica và 14% đất sét, một loại hỗn hợp mà theo các nhà nghiên cứu, là một bằng chứng khác cho thấy những kỹ thuật xây dựng tinh xảo bậc cao đã từng được sử dụng quá trình thi công công trình này.Không khó để các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu cùng du khách có thể tìm được các phiến đá có chạm khắc những hình những con vật thiêng ở Gunung Padang.Một bản kiến trúc 3D tái hiện lại vẻ uy nghiêm và đồ sộ của Gunung Padang. Nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ đây có thể là một mảng của thành phố Atlantis văn minh xa xưa bị trôi dạt tới đây sau Kỷ Băng Hà cuối cùng.Một đồ hoạ khác về Gunung Padang. Nếu hình dạng của nó đúng như thế này thì những Kim tự tháp Ai Cập dường như còn nhỏ bé và dễ xây dựng hơn nhiều. Khu di tích này thuộc về nền văn minh nào? Người ta xây dựng nó với mục đích gì? Tại sao niên đại của nó lại có thể lên tới 23.000 năm? Đó chính là những câu hỏi lớn chưa tìm được lời giải đáp, thách thức cả nhân loại.Theo thuyết tiến hóa của Darwin, nền văn minh của nhân loại xuất hiện không thể quá 10.000 năm, thời điểm đó con người chỉ ăn lông ở lỗ, chưa tiến hoá và thông minh. Nếu Gunung Padang khi kiểm tra lại mà các kết quả khảo cổ chính xác tuyệt đối thì nó là bằng chứng để chống lại học thuyết này. Bởi vậy Gunung Padang trở thành tâm chấn của giới khảo cổ, khi bức màn bí mật về Kim tự tháp cổ xưa nhất của thế giới ở Đông Nam Á được vén lên nó sẽ quyết định rằng lịch sử thế giới có phải viết lại hay không.
Cảm giác của bạn khi mới nhìn qua bức ảnh này là gì? Một ngọn đồi, một chóp núi bình thường như bao nhiêu nơi khác mà thôi ư? Hàng thiên niên kỷ qua nhiều người cũng đã nhầm tưởng như vậy, nhưng ngọn đồi bí ẩn Gunung Padang (tên của địa danh này) lại ẩn giấu những di chỉ khảo cổ làm rúng động thế giới, thậm chí còn đe doạ tới tính xác thực về lịch sử loài người.
Năm 1914, Gunung Padang lần đầu tiên xuất hiện trong kết quả một nghiên cứu cho văn phòng thuộc địa của Hà Lan (tại Indonesia – nơi di tích này tọa lạc). Năm 1947 một nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ thuộc Đại học Quốc gia Úc đã công bố những kết quả nghiên cứu về niên đại của khu vực bí ẩn này làm dấy lên những cuộc tranh cãi trong giới khảo cổ, nhà nghiên cứu lịch sử và dư luận.
Gunung Padang được cho là kim tự tháp cuối cùng ở Đông Nam Á, là một trong những di tích cổ đại quan trọng nhất từng được phát hiện trên thế giới. Di tích này từng được xác định niên đại lên đến ít nhất 5.000 năm tuổi, rồi từ 8.000 đến 10.000 năm và sau cùng lên đến niên đại được báo cáo là 23.000 năm. Trước đó di tích Göbekli Tepe (Thổ Nhĩ Kỳ) được coi là di chỉ cự thạch lâu đời nhất trên Trái Đất. Göbekli Tepe có niên đại từ tận khoảng 10.000 TCN, tức sớm hơn 4.000 năm so với bất kỳ công trình nhân tạo nào trên Trái Đất. Nhưng Gunung Padang đã hạ gục Göbekli Tepe.
Niên đại quá xa xôi đó cho thấy Gunung Padang không chỉ là di tích cự thạch cổ xưa nhất trên Trái Đất, mà nó còn là công trình có dạng kim tự tháp cổ xưa nhất theo vốn hiểu biết hiện nay của chúng ta. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng công trình này có vô số căn phòng và căn hầm bên dưới nền đất đắp cao mọc um tùm cây, các dãy tường và khu vực liền kề được phủ kín bên dưới thảm thực vật dày đặc vốn đã phát triển trên di tích này trong hàng thế kỷ.
Sửng sốt hơn là trong quá trình khoan lõi lấy mẫu định tuổi tại di tích này, các nhà khoa học đã nhận thấy phần lớn công trình "bị vùi lấp" trên thực tế đã được gia cố bằng một loại xi măng nào đó. Trong thành phần của nó có chứa 45% quặng sắt, 41% silica và 14% đất sét, một loại hỗn hợp mà theo các nhà nghiên cứu, là một bằng chứng khác cho thấy những kỹ thuật xây dựng tinh xảo bậc cao đã từng được sử dụng quá trình thi công công trình này.
Không khó để các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu cùng du khách có thể tìm được các phiến đá có chạm khắc những hình những con vật thiêng ở Gunung Padang.
Một bản kiến trúc 3D tái hiện lại vẻ uy nghiêm và đồ sộ của Gunung Padang. Nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ đây có thể là một mảng của thành phố Atlantis văn minh xa xưa bị trôi dạt tới đây sau Kỷ Băng Hà cuối cùng.
Một đồ hoạ khác về Gunung Padang. Nếu hình dạng của nó đúng như thế này thì những Kim tự tháp Ai Cập dường như còn nhỏ bé và dễ xây dựng hơn nhiều. Khu di tích này thuộc về nền văn minh nào? Người ta xây dựng nó với mục đích gì? Tại sao niên đại của nó lại có thể lên tới 23.000 năm? Đó chính là những câu hỏi lớn chưa tìm được lời giải đáp, thách thức cả nhân loại.
Theo thuyết tiến hóa của Darwin, nền văn minh của nhân loại xuất hiện không thể quá 10.000 năm, thời điểm đó con người chỉ ăn lông ở lỗ, chưa tiến hoá và thông minh. Nếu Gunung Padang khi kiểm tra lại mà các kết quả khảo cổ chính xác tuyệt đối thì nó là bằng chứng để chống lại học thuyết này. Bởi vậy Gunung Padang trở thành tâm chấn của giới khảo cổ, khi bức màn bí mật về Kim tự tháp cổ xưa nhất của thế giới ở Đông Nam Á được vén lên nó sẽ quyết định rằng lịch sử thế giới có phải viết lại hay không.