Rốt cuộc hình dáng của Khổng Tử ra sao? Đây là một câu hỏi mà 2.000 năm nay vẫn chưa có lời giải đáp. Cục di tích văn hóa tỉnh Sơn Đông vừa mới tiết lộ bức tranh chân dung được vẽ trên tường cổ xưa nhất của Khổng Tử có xuất xứ từ Sơn Đông. Bức tranh này vừa được phát hiện khi khai quật một ngôi mộ thời Hán. Từ hình ảnh Khổng Tử trong bức tranh, các chuyên gia nghiên cứu về Khổng Tử cho rằng: trong lòng người dân thời đó Khổng Tử cũng chỉ là một học giả bình dị như bao người khác. Trong bức bích họa Khổng Tử có niên đại 2.000 năm, bộ râu của Khổng Tử được khắc họa rất rõ nét, những nếp nhăn hằn dày đặc trên trán, sống mũi cao, sau gáy có một cái bướu thịt, hình tượng tả thực. Cho đến nay các tài liệu lịch sử miêu tả dung mạo của Khổng Tử không nhiều. Theo miêu tả trong cuốn “Sử ký – Khổng Tử thế gia” thì Khổng Tử cao chín thước 6 tấc (khoảng 2m2). Còn trong cuốn “Luận Ngữ - Thuật Nhi” do đệ tử của Khổng Tử biên soạn đã miêu tả khí chất của ông: “Ôn hòa mà nghiêm khắc, uy nghiêm mà không hung dữ, trang nghiêm mà điềm tĩnh.” Tương truyền, sau khi Khổng Tử ra đời vì tướng mạo quá xấu xí nên bị mẹ bỏ rơi. Có rất nhiều phiên bản miêu tả sự xấu xí của ông, ý kiến “thất liệu” được lưu truyền rộng rãi nhất. Theo nhà nghiên cứu gia phả của Khổng Tử thời Tống, ông đã chỉ ra 49 điểm khác biệt của Khổng Tử so với người bình thường. Hình dáng thật sự của Khổng Tử biến hóa khôn lường trong các bức họa lịch sử lâu đời. Ở các bức chân dung thời Hán, hơn một nửa miêu tả Khổng Tử dưới hình dạng học giả. Bức họa được lưu truyền rộng rãi nhất là bức “Khổng Tử hành Giáo” của họa sĩ Ngô Đạo Tử thời nhà Đường.
Trong bức họa này, Khổng Tử được miêu tả: áo dài thắt lưng rộng, không mặc quan phục, không hống hách, chắp tay đứng thẳng, khuôn mặt hiền từ, rất đúng hình dáng điển hình của một học giả. Cho đến bức “Khổng Tử làm quan Tư Khấu nước Lỗ” của Cổ Khải, Khổng Tử mặc áo quan, đội mũ quan, khí thế quan lại, thể hiện địa vị chính trị bậc cao của Khổng Tử, nhưng vẫn rất hòa nhã dễ gần. Trong các tài liệu miêu tả hình dáng của Khổng Tử có nhắc đến vòng eo của ông: “Thân cao chín thước sáu tấc, eo to mười vi.”. Nói về chữ “vi” Từ Hải có giải thích: “Đơn vị tính chu vi hình tròn, độ dài của vòng khép kín hai ngón tay cái với hai ngón trỏ nối giáp nhau. Cũng là chỉ độ dài của một vòng tay.”Trong quyển “Khổng Tử Thế Gia” của Tư Mã Thiên, có miêu tả Khổng Tử thân cao chín thước sáu tấc. Rốt cuộc chín thước sáu tấc là bao nhiêu mét? Chín thước sáu tấc quy đổi ra là 221.76cm, cao xấp xỉ Mục Thiết Trụ, Diêu Minh, hoặc có thể hơn. Có thể Khổng Tử trở thành “người cao lớn” là chuyện của 300 năm sau khi ông quy tiên. Trong cuốn “Khổng Tử thời Xuân Thu và Khổng Tử thời Hán” của Cố Hiệt Cương đã chỉ ra: “Thân cao chín thước sáu tấc” chỉ là “kiệt tác” hư cấu của các nho sinh thời kỳ đầu của nhà Hán. Như vậy, hình dáng của Khổng Tử ra sao vẫn là một câu hỏi chưa có lời đáp, và lời đồn Khổng Tử cao 2m2 vẫn chỉ là “lời đồn” mà thôi! Ảnh: Khổng Tử trên phim.
Rốt cuộc hình dáng của Khổng Tử ra sao? Đây là một câu hỏi mà 2.000 năm nay vẫn chưa có lời giải đáp. Cục di tích văn hóa tỉnh Sơn Đông vừa mới tiết lộ bức tranh chân dung được vẽ trên tường cổ xưa nhất của Khổng Tử có xuất xứ từ Sơn Đông. Bức tranh này vừa được phát hiện khi khai quật một ngôi mộ thời Hán. Từ hình ảnh Khổng Tử trong bức tranh, các chuyên gia nghiên cứu về Khổng Tử cho rằng: trong lòng người dân thời đó Khổng Tử cũng chỉ là một học giả bình dị như bao người khác.
Trong bức bích họa Khổng Tử có niên đại 2.000 năm, bộ râu của Khổng Tử được khắc họa rất rõ nét, những nếp nhăn hằn dày đặc trên trán, sống mũi cao, sau gáy có một cái bướu thịt, hình tượng tả thực.
Cho đến nay các tài liệu lịch sử miêu tả dung mạo của Khổng Tử không nhiều. Theo miêu tả trong cuốn “Sử ký – Khổng Tử thế gia” thì Khổng Tử cao chín thước 6 tấc (khoảng 2m2). Còn trong cuốn “Luận Ngữ - Thuật Nhi” do đệ tử của Khổng Tử biên soạn đã miêu tả khí chất của ông: “Ôn hòa mà nghiêm khắc, uy nghiêm mà không hung dữ, trang nghiêm mà điềm tĩnh.”
Tương truyền, sau khi Khổng Tử ra đời vì tướng mạo quá xấu xí nên bị mẹ bỏ rơi. Có rất nhiều phiên bản miêu tả sự xấu xí của ông, ý kiến “thất liệu” được lưu truyền rộng rãi nhất. Theo nhà nghiên cứu gia phả của Khổng Tử thời Tống, ông đã chỉ ra 49 điểm khác biệt của Khổng Tử so với người bình thường.
Hình dáng thật sự của Khổng Tử biến hóa khôn lường trong các bức họa lịch sử lâu đời. Ở các bức chân dung thời Hán, hơn một nửa miêu tả Khổng Tử dưới hình dạng học giả. Bức họa được lưu truyền rộng rãi nhất là bức “Khổng Tử hành Giáo” của họa sĩ Ngô Đạo Tử thời nhà Đường.
Trong bức họa này, Khổng Tử được miêu tả: áo dài thắt lưng rộng, không mặc quan phục, không hống hách, chắp tay đứng thẳng, khuôn mặt hiền từ, rất đúng hình dáng điển hình của một học giả. Cho đến bức “Khổng Tử làm quan Tư Khấu nước Lỗ” của Cổ Khải, Khổng Tử mặc áo quan, đội mũ quan, khí thế quan lại, thể hiện địa vị chính trị bậc cao của Khổng Tử, nhưng vẫn rất hòa nhã dễ gần.
Trong các tài liệu miêu tả hình dáng của Khổng Tử có nhắc đến vòng eo của ông: “Thân cao chín thước sáu tấc, eo to mười vi.”. Nói về chữ “vi” Từ Hải có giải thích: “Đơn vị tính chu vi hình tròn, độ dài của vòng khép kín hai ngón tay cái với hai ngón trỏ nối giáp nhau. Cũng là chỉ độ dài của một vòng tay.”
Trong quyển “Khổng Tử Thế Gia” của Tư Mã Thiên, có miêu tả Khổng Tử thân cao chín thước sáu tấc. Rốt cuộc chín thước sáu tấc là bao nhiêu mét? Chín thước sáu tấc quy đổi ra là 221.76cm, cao xấp xỉ Mục Thiết Trụ, Diêu Minh, hoặc có thể hơn.
Có thể Khổng Tử trở thành “người cao lớn” là chuyện của 300 năm sau khi ông quy tiên. Trong cuốn “Khổng Tử thời Xuân Thu và Khổng Tử thời Hán” của Cố Hiệt Cương đã chỉ ra: “Thân cao chín thước sáu tấc” chỉ là “kiệt tác” hư cấu của các nho sinh thời kỳ đầu của nhà Hán.
Như vậy, hình dáng của Khổng Tử ra sao vẫn là một câu hỏi chưa có lời đáp, và lời đồn Khổng Tử cao 2m2 vẫn chỉ là “lời đồn” mà thôi! Ảnh: Khổng Tử trên phim.