Là thủy lộ nối liền sông Vàm Cỏ Tây ở thành phố Tân An, Long An với sông Tiền ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, sông Bảo Định là dòng sông có vai trò đặc biệt trong lịch sử khai phá đồng bằng sông Cửu Long.Vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu, dòng sông này chỉ là một con mương đào (hào), đến năm 1819 được vua Gia Long cho nạo vét và trở thành con sông đào đầu tiên của toàn khu vực.Theo các sử liệu, việc đào kênh được phó thác cho quan trấn thủ Định Tường là Bửu Thiện hầu Nguyễn Văn Phong cùng sự trợ giúp của Phó tổng trấn Gia Định là Huỳnh Công Lý vài viên quan khác.Gần 1 vạn dân tráng trong trấn đã được huy động, chia làm ba tốp, thay nhau nạo vét. Dân phu được cấp mỗi người một quan tiền và một vuông gạo để chi dùng trong một tháng. Công trình cải tạo mương được hoàn thành sau hơn ba tháng trên chiều dài khoảng 14 km.Việc tâu lên, vua Gia Long khen ngợi và cho đặt tên là Bảo Định hà (sông Bảo Định), và cho phép Huỳnh Công Lý dựng bia ghi công ở bên bờ kênh gần chợ Thang Trong.Trong các thập niên sau đó, sông Bảo Định tiếp tục được mở rộng, giữ một vai trò quan trọng về các mặt quân sự, thủy lợi, giao thông và cung cấp một phần nước sinh hoạt cho cư dân trong vùng.Nhờ sông Bảo Định xả phèn, vùng đất ngập trũng của nhiều xã thuộc tỉnh Tiền Giang và Long An đã được cải tạo thành đất trồng lúa, trồng cây ăn quả, cải thiện sinh kế cho cư dân địa phương.Cho đến cuối thế kỷ 19, sông Bảo Định là con đường thủy huyết mạch kết nối miền Tây Nam Bộ với Sài Gòn – Gia Định. Tin tức, công văn giấy tờ hành chính mỗi ngày đều chuyển qua dòng sông đào này.Bước vào thời Pháp thuộc, sông Bảo Định trở thành con sông đầu tiên ở Nam Bộ được dùng phương tiện cơ giới là chiếc xáng múc để nâng cấp dòng chảy.Sông Bảo Định cũng là bút danh của một nhà thơ nổi tiếng đất Nam Bộ, đó là Bảo Định Giang (1919-2005). Ông kể rằng mình chọn bút danh này vào đêm giao thừa năm 1946, nhằm thể hiện lòng biết ơn tiền nhân trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp.Hiện tại, do các cầu cống đã được xây dựng nhiều nên sông Bảo Định không còn giá trị giao thông toàn tuyến Cửu Long. Giá trị xả phèn chua cũng đã hoàn thành. Ngày nay, vai trò chủ yếu của dòng sông đảo lịch sử là cung cấp nước tưới tiêu.Ở địa phận thành phố Mỹ Tho, sông Bảo Định tạo nên cảnh quan ấn tượng với những dãy phố soi bóng xuống mặt nước hiền hòa. Đây là một hình ảnh đặc trưng về thủ phủ tỉnh Tiền Giang, một trong những thành phố sầm uất nhất miền Tây Nam Bộ.Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.
Là thủy lộ nối liền sông Vàm Cỏ Tây ở thành phố Tân An, Long An với sông Tiền ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, sông Bảo Định là dòng sông có vai trò đặc biệt trong lịch sử khai phá đồng bằng sông Cửu Long.
Vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu, dòng sông này chỉ là một con mương đào (hào), đến năm 1819 được vua Gia Long cho nạo vét và trở thành con sông đào đầu tiên của toàn khu vực.
Theo các sử liệu, việc đào kênh được phó thác cho quan trấn thủ Định Tường là Bửu Thiện hầu Nguyễn Văn Phong cùng sự trợ giúp của Phó tổng trấn Gia Định là Huỳnh Công Lý vài viên quan khác.
Gần 1 vạn dân tráng trong trấn đã được huy động, chia làm ba tốp, thay nhau nạo vét. Dân phu được cấp mỗi người một quan tiền và một vuông gạo để chi dùng trong một tháng. Công trình cải tạo mương được hoàn thành sau hơn ba tháng trên chiều dài khoảng 14 km.
Việc tâu lên, vua Gia Long khen ngợi và cho đặt tên là Bảo Định hà (sông Bảo Định), và cho phép Huỳnh Công Lý dựng bia ghi công ở bên bờ kênh gần chợ Thang Trong.
Trong các thập niên sau đó, sông Bảo Định tiếp tục được mở rộng, giữ một vai trò quan trọng về các mặt quân sự, thủy lợi, giao thông và cung cấp một phần nước sinh hoạt cho cư dân trong vùng.
Nhờ sông Bảo Định xả phèn, vùng đất ngập trũng của nhiều xã thuộc tỉnh Tiền Giang và Long An đã được cải tạo thành đất trồng lúa, trồng cây ăn quả, cải thiện sinh kế cho cư dân địa phương.
Cho đến cuối thế kỷ 19, sông Bảo Định là con đường thủy huyết mạch kết nối miền Tây Nam Bộ với Sài Gòn – Gia Định. Tin tức, công văn giấy tờ hành chính mỗi ngày đều chuyển qua dòng sông đào này.
Bước vào thời Pháp thuộc, sông Bảo Định trở thành con sông đầu tiên ở Nam Bộ được dùng phương tiện cơ giới là chiếc xáng múc để nâng cấp dòng chảy.
Sông Bảo Định cũng là bút danh của một nhà thơ nổi tiếng đất Nam Bộ, đó là Bảo Định Giang (1919-2005). Ông kể rằng mình chọn bút danh này vào đêm giao thừa năm 1946, nhằm thể hiện lòng biết ơn tiền nhân trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
Hiện tại, do các cầu cống đã được xây dựng nhiều nên sông Bảo Định không còn giá trị giao thông toàn tuyến Cửu Long. Giá trị xả phèn chua cũng đã hoàn thành. Ngày nay, vai trò chủ yếu của dòng sông đảo lịch sử là cung cấp nước tưới tiêu.
Ở địa phận thành phố Mỹ Tho, sông Bảo Định tạo nên cảnh quan ấn tượng với những dãy phố soi bóng xuống mặt nước hiền hòa. Đây là một hình ảnh đặc trưng về thủ phủ tỉnh Tiền Giang, một trong những thành phố sầm uất nhất miền Tây Nam Bộ.
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.