Cửa hiệu Nam Lợi của ông Vũ Văn An ở 18 phố Đồng Khánh (nay là phố Hàng Bài) là nơi "bán đủ các thứ hàng tơ lụa" như vóc, nhiễu, lụa, sa-tanh, sa-tây, the, quế, băng, lĩnh... Cửa hiệu này "có một nhà máy ruộm ở Hà Nội", cam đoan ruộm "không thể phai được".Cửa hiệu Thuận Thành của ông Nguyễn Tiến Hàm ở số 7 phố Hàng Hòm là nơi "đóng giầy Tây, giầy ta và làm mũ (casque) đủ các kiểu, làm cẩn thận, tính giá chung bình...". Nơi đây cũng là đại lý phân phối áo ba đơ suy (pardessus) cho một nhà sản xuất bên Pháp.Cửa hiệu Quảng Hưng Long ở 79 phố Hàng Bồ có vốn 12 vạn bạc, chuyên bán đồ sắt, công cụ xây dựng, hàng tạp hóa, đồ dùng trong nhà... Đây còn là nơi sản xuất xà phòng hiệu "Con Rết" và nước tẩy uế "Crésylinol".Cửa hiệu Gratry ở 16 phố Balny (nay là phố Trần Nguyên Hãn) có vốn "năm chiệu phật lăng" (franc, đồng tiền của Pháp), là nơi "bán vải tấm và tơ lụa đủ các thứ".Hiệu bán kính L. Jubin ở 51 phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) do ông H. Luzet làm đời chủ thứ hai không chỉ bán kính mà còn bán cả máy đánh chữ và đồ dùng ngành ảnh. Nơi đây cũng nhận chữa máy chữ.Cửa hàng La Perle ở số 11-12 phố Tràng Thi / Borgnis Desbordes chuyên "bán các thứ đồ thờ về nhà thờ". Nơi đây cũng bán "các thứ đồ làm quà ngày Tết, đồ ảnh, các thứ chanh vẽ thuốc và in". Cam đoan "Giá nhất định". Có nhận ship hàng đi các nơi.Nhà máy thuộc da ở Thụy Khuê "Mở từ năm 1912 và thuộc các thứ DA tốt chẳng kém gì bên Tây". "Ông nào muốn hỏi giá xin cứ gởi thơ lại". "Ông nào muốn lên nhà máy thì càng tiện lắm, có Xe-Điện đỗ tận cổng nhà máy".Nhà buôn nào cần làm sổ sách theo luật nhà nước thì hỏi ông Phạm Văn Duyệt ở số 38 phố Vieille des Tasses (nay là phố Bát Đàn). Ông nào có nhu cầu vận chuyển hàng hóa thì liên hệ Công ty Pháp - Thương vận tải ở số 7 đại lộ Bobillot (này là phố Lê Thánh Tông).Trang bìa ấn phẩm về Hội chợ Hà Nội năm 1922.Mời quý độc giả xem video: Kem Tràng Tiền trong ký ức người Hà Nội/ VTV24.
Cửa hiệu Nam Lợi của ông Vũ Văn An ở 18 phố Đồng Khánh (nay là phố Hàng Bài) là nơi "bán đủ các thứ hàng tơ lụa" như vóc, nhiễu, lụa, sa-tanh, sa-tây, the, quế, băng, lĩnh... Cửa hiệu này "có một nhà máy ruộm ở Hà Nội", cam đoan ruộm "không thể phai được".
Cửa hiệu Thuận Thành của ông Nguyễn Tiến Hàm ở số 7 phố Hàng Hòm là nơi "đóng giầy Tây, giầy ta và làm mũ (casque) đủ các kiểu, làm cẩn thận, tính giá chung bình...". Nơi đây cũng là đại lý phân phối áo ba đơ suy (pardessus) cho một nhà sản xuất bên Pháp.
Cửa hiệu Quảng Hưng Long ở 79 phố Hàng Bồ có vốn 12 vạn bạc, chuyên bán đồ sắt, công cụ xây dựng, hàng tạp hóa, đồ dùng trong nhà... Đây còn là nơi sản xuất xà phòng hiệu "Con Rết" và nước tẩy uế "Crésylinol".
Cửa hiệu Gratry ở 16 phố Balny (nay là phố Trần Nguyên Hãn) có vốn "năm chiệu phật lăng" (franc, đồng tiền của Pháp), là nơi "bán vải tấm và tơ lụa đủ các thứ".
Hiệu bán kính L. Jubin ở 51 phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) do ông H. Luzet làm đời chủ thứ hai không chỉ bán kính mà còn bán cả máy đánh chữ và đồ dùng ngành ảnh. Nơi đây cũng nhận chữa máy chữ.
Cửa hàng La Perle ở số 11-12 phố Tràng Thi / Borgnis Desbordes chuyên "bán các thứ đồ thờ về nhà thờ". Nơi đây cũng bán "các thứ đồ làm quà ngày Tết, đồ ảnh, các thứ chanh vẽ thuốc và in". Cam đoan "Giá nhất định". Có nhận ship hàng đi các nơi.
Nhà máy thuộc da ở Thụy Khuê "Mở từ năm 1912 và thuộc các thứ DA tốt chẳng kém gì bên Tây". "Ông nào muốn hỏi giá xin cứ gởi thơ lại". "Ông nào muốn lên nhà máy thì càng tiện lắm, có Xe-Điện đỗ tận cổng nhà máy".
Nhà buôn nào cần làm sổ sách theo luật nhà nước thì hỏi ông Phạm Văn Duyệt ở số 38 phố Vieille des Tasses (nay là phố Bát Đàn). Ông nào có nhu cầu vận chuyển hàng hóa thì liên hệ Công ty Pháp - Thương vận tải ở số 7 đại lộ Bobillot (này là phố Lê Thánh Tông).
Trang bìa ấn phẩm về Hội chợ Hà Nội năm 1922.
Mời quý độc giả xem video: Kem Tràng Tiền trong ký ức người Hà Nội/ VTV24.