Trong lịch sử Trung Quốc, Bao Công là vị quan nhà Tống thanh liêm, chính trực và có tài phá án. Ông làm quan dưới thời vua Tống Nhân Tông.Năm 1022, khi đang giữ chức Khu mật phó sứ (chức vụ tương đương với hữu Tể tướng), Bao Công đột ngột lâm bệnh. Trong thời gian mắc bệnh, Tống Nhân Tông ban thuốc tốt cho Bao Công chữa bệnh.Dù vậy, 13 ngày sau khi đổ bệnh, Bao Công qua đời. Tống Nhân Tông phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cữu Bao Công về quê Lư Châu (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc) để an táng. Điều này cho thấy Bao Công được hoàng đế coi trọng như thế nào.Tuy nhiên, nguyên nhân tử vong của Bao Công không được ghi chép cụ thể trong bất cứ sử liệu nào.Không ai rõ Bao Công mắc căn bệnh nguy hiểm nào mà qua đời sau 13 ngày phát bệnh dù có thuốc tốt do vua ban cho.Chính điều này khiến một số học giả nghi ngờ Bao Công có thể bị đầu độc chết.Giả thuyết này được đưa ra xuất phát từ việc khi còn sống, Bao Công sống thanh liêm, chính trực và đứng ra tố cáo, vạch tội và trừng trị nhiều quan lại chức cao vọng trọng phạm tội. Chính vì vậy, ông được nhân dân gọi là Bao Thanh Thiên.Những việc làm này khiến Bao Công trở thành "cái gai trong mắt" nhiều người. Vì vậy, kẻ thù đã lên kế hoạch hạ độc Bao Công để trả thù.Kết quả kiểm tra hài cốt của Bao Công phát hiện lượng thủy ngân cao hơn mức bình thường. Từ đây, một số người cho rằng Bao Công có thể ăn uống thực phẩm có chứa thủy ngân nên bị trúng độc rồi mất mạng.Dù vậy, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được bằng chứng cụ thể chứng minh Bao Công thực sự bị đầu độc. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Trong lịch sử Trung Quốc, Bao Công là vị quan nhà Tống thanh liêm, chính trực và có tài phá án. Ông làm quan dưới thời vua Tống Nhân Tông.
Năm 1022, khi đang giữ chức Khu mật phó sứ (chức vụ tương đương với hữu Tể tướng), Bao Công đột ngột lâm bệnh. Trong thời gian mắc bệnh, Tống Nhân Tông ban thuốc tốt cho Bao Công chữa bệnh.
Dù vậy, 13 ngày sau khi đổ bệnh, Bao Công qua đời. Tống Nhân Tông phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cữu Bao Công về quê Lư Châu (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc) để an táng. Điều này cho thấy Bao Công được hoàng đế coi trọng như thế nào.
Tuy nhiên, nguyên nhân tử vong của Bao Công không được ghi chép cụ thể trong bất cứ sử liệu nào.
Không ai rõ Bao Công mắc căn bệnh nguy hiểm nào mà qua đời sau 13 ngày phát bệnh dù có thuốc tốt do vua ban cho.
Chính điều này khiến một số học giả nghi ngờ Bao Công có thể bị đầu độc chết.
Giả thuyết này được đưa ra xuất phát từ việc khi còn sống, Bao Công sống thanh liêm, chính trực và đứng ra tố cáo, vạch tội và trừng trị nhiều quan lại chức cao vọng trọng phạm tội. Chính vì vậy, ông được nhân dân gọi là Bao Thanh Thiên.
Những việc làm này khiến Bao Công trở thành "cái gai trong mắt" nhiều người. Vì vậy, kẻ thù đã lên kế hoạch hạ độc Bao Công để trả thù.
Kết quả kiểm tra hài cốt của Bao Công phát hiện lượng thủy ngân cao hơn mức bình thường. Từ đây, một số người cho rằng Bao Công có thể ăn uống thực phẩm có chứa thủy ngân nên bị trúng độc rồi mất mạng.
Dù vậy, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được bằng chứng cụ thể chứng minh Bao Công thực sự bị đầu độc. Ảnh trong bài mang tính minh họa.