Nằm trong khuôn viên chùa Bút Tháp (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), tháp Báo Nghiêm được xây vào khoảng thế kỷ 17-18, là tòa tháp đá cổ đẹp bậc nhất Việt Nam.Tháp cao 13,5 mét, có 5 tầng, mỗi tầng 8 mặt, tất cả được xây bằng đá. Giá trị mỹ thuật của tháp công trình tập trung ở tầng đầu tiên, nơi có 13 bức phù điêu chạm hình động vật trên bề mặt.Hình ảnh động vật ở đây được chạm khắc rất da dạng và sinh động. Ẩn sau đó là những ý nghĩa sâu xa mà cho đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa giải đáp được thấu đáo.Có ý kiến cho rằng, hình ảnh các loài vật được chạm khắc trên tháp Báo Nghiêm là những biểu tượng mang màu sắc Nho giáo, có tính ẩn dụ, thể hiện sự mong cầu của con người.Ví dụ như ở bức chạm này có hình chim sẻ (tiếng Hán là "tước"), con hươu ("lộc"), tổ ong ("phong") và con khỉ (hầu), mang hàm ý về ước muốn được "tước lộc", "phong hầu".Vì thể hiện ham muốn đời thường, những hình ảnh này chỉ được đặt ở ngoại cảnh của ngôi chùa, phơi sương gió qua hàng trăm năm.Nếu như cách diễn giải trên là đúng, thì các bức chạm động vật ở tháp Báo Nghiêm giống như những câu đố hóc búa mà tiền nhân để lại cho hậu thế.Việc giải các câu đố này sẽ làm sáng tỏ những thông điệp thú vị, làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa của người Việt...Một số hình ảnh khác về các bức chạm động vật ở tháp Báo Nghiêm, chùa Bút Tháp.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Nằm trong khuôn viên chùa Bút Tháp (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), tháp Báo Nghiêm được xây vào khoảng thế kỷ 17-18, là tòa tháp đá cổ đẹp bậc nhất Việt Nam.
Tháp cao 13,5 mét, có 5 tầng, mỗi tầng 8 mặt, tất cả được xây bằng đá. Giá trị mỹ thuật của tháp công trình tập trung ở tầng đầu tiên, nơi có 13 bức phù điêu chạm hình động vật trên bề mặt.
Hình ảnh động vật ở đây được chạm khắc rất da dạng và sinh động. Ẩn sau đó là những ý nghĩa sâu xa mà cho đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa giải đáp được thấu đáo.
Có ý kiến cho rằng, hình ảnh các loài vật được chạm khắc trên tháp Báo Nghiêm là những biểu tượng mang màu sắc Nho giáo, có tính ẩn dụ, thể hiện sự mong cầu của con người.
Ví dụ như ở bức chạm này có hình chim sẻ (tiếng Hán là "tước"), con hươu ("lộc"), tổ ong ("phong") và con khỉ (hầu), mang hàm ý về ước muốn được "tước lộc", "phong hầu".
Vì thể hiện ham muốn đời thường, những hình ảnh này chỉ được đặt ở ngoại cảnh của ngôi chùa, phơi sương gió qua hàng trăm năm.
Nếu như cách diễn giải trên là đúng, thì các bức chạm động vật ở tháp Báo Nghiêm giống như những câu đố hóc búa mà tiền nhân để lại cho hậu thế.
Việc giải các câu đố này sẽ làm sáng tỏ những thông điệp thú vị, làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa của người Việt...
Một số hình ảnh khác về các bức chạm động vật ở tháp Báo Nghiêm, chùa Bút Tháp.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.