Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm tại xã Mường Phăng, huyện Điện Biên cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía Đông, là một di tích lịch sử quan trọng của chiến thắng chấn động địa cầu 6 thập kỷ trước.Trung tâm của Sở chỉ huy là nơi có lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam kiêm chỉ huy trưởng chiến dịch Điện Biên Phủ.Nằm dưới tán rừng rậm ở chân núi Pú Đồn, nơi ở của Tướng Giáp có diện tích 18 mét vuông, được làm bằng những vật liệu tre, muồng, lá móc, lá gối khai thác tại chỗ.Bên trong lán chia làm 2 gian, gian bên phải dành cho cần vụ.Gian bên trái là nơi làm việc, nghỉ ngơi của Đại tướng. Nội thất trong cả hai gian đều làm bằng tre, nứa.Gian làm việc của Đại tướng có một cánh cửa thông ra hầm ngầm xuyên núi, dẫn đến lán làm việc của đồng chí Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng Chiến dịch.Đường hầm dài 69 mét, rộng khoảng 1 mét, cao 1,7 mét, trần được đỡ bởi những thanh tre, gỗ khai thác tại chỗ, do một trung đội công binh thực hiện trong 28 ngày đêm bằng những dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng và lấy dây rừng làm thước đo.Giữa đường hầm có một phòng họp diện tích 18 mét vuông. Đây là nơi đã diễn ra những cuộc họp quan trọng của Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.Dọc đường hầm là 5 hốc đặt máy thông tin liên lạc.So với căn hầm kiên cố bậc nhất Đông Dương của tướng Pháp De Castries, căn lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trông thật đơn sơ.Từ căn lán lợp bằng lá rừng ấy, vị Đại tướng huyền thoại đã đưa ra những quyết định sáng suốt để đánh bại đội quân viễn chinh Pháp, làm đổi thay vận mệnh dân tộc Việt Nam...
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm tại xã Mường Phăng, huyện Điện Biên cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía Đông, là một di tích lịch sử quan trọng của chiến thắng chấn động địa cầu 6 thập kỷ trước.
Trung tâm của Sở chỉ huy là nơi có lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam kiêm chỉ huy trưởng chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nằm dưới tán rừng rậm ở chân núi Pú Đồn, nơi ở của Tướng Giáp có diện tích 18 mét vuông, được làm bằng những vật liệu tre, muồng, lá móc, lá gối khai thác tại chỗ.
Bên trong lán chia làm 2 gian, gian bên phải dành cho cần vụ.
Gian bên trái là nơi làm việc, nghỉ ngơi của Đại tướng. Nội thất trong cả hai gian đều làm bằng tre, nứa.
Gian làm việc của Đại tướng có một cánh cửa thông ra hầm ngầm xuyên núi, dẫn đến lán làm việc của đồng chí Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng Chiến dịch.
Đường hầm dài 69 mét, rộng khoảng 1 mét, cao 1,7 mét, trần được đỡ bởi những thanh tre, gỗ khai thác tại chỗ, do một trung đội công binh thực hiện trong 28 ngày đêm bằng những dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng và lấy dây rừng làm thước đo.
Giữa đường hầm có một phòng họp diện tích 18 mét vuông. Đây là nơi đã diễn ra những cuộc họp quan trọng của Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Dọc đường hầm là 5 hốc đặt máy thông tin liên lạc.
So với căn hầm kiên cố bậc nhất Đông Dương của tướng Pháp De Castries, căn lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trông thật đơn sơ.
Từ căn lán lợp bằng lá rừng ấy, vị Đại tướng huyền thoại đã đưa ra những quyết định sáng suốt để đánh bại đội quân viễn chinh Pháp, làm đổi thay vận mệnh dân tộc Việt Nam...