Theo một số tài liệu, Tết Trung thu của Việt Nam chính thức được tổ chức ở vùng đất Thăng Long vào thời nhà Lý. Trong thời gian này, người ta tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi như múa rối nước, rước đèn... Vào thời Lê - Trịnh, Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.Sách “Thái Bình hoàn vũ ký” viết rằng: “Người Lạc Việt cứ đến mùa Thu vào tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa Thu là thời điểm, mùa của kết hôn.Người dân sẽ làm các mâm cỗ hoa quả, bánh kẹo, ngắm trăng và phá cỗ... Trẻ em sẽ tham gia các trò chơi, rước đèn và phá cỗ. Người Việt Nam coi Tết Trung thu là ngày để thể hiện tấm lòng của con người với Mặt trăng bằng cách dâng lên những sản vật mà họ làm ra. Đặc biệt, họ sẽ làm bánh trung thu để cúng tổ tiên, tặng người thân, bạn bè.Tết Trung thu của Trung Quốc được cho là có từ thời nhà Thương (vào khoảng thế kỷ 10 TCN). Khi đó, người dân tổ chức ăn mừng vụ mùa bội thu vào ngày Rằm tháng 8 hàng năm. Kể từ đó, lễ hội ăn mừng trên được tổ chức phổ biến ngay cả trong thời đại nhà Đường. Thuật ngữ Tết Trung thu lần đầu xuất hiện trong nghi thức của người dân sống ở thời nhà Chu, Trung Quốc. Theo một số tài liệu cổ xưa, vào dịp Rằm tháng 8 âm lịch, bách tính thời Thanh chỉ đón Trung Thu một ngày, hoàng đế thông thường sẽ đón lễ tết này trong 3 ngày, nhưng riêng thời Từ Hi Thái Hậu thì tận hưởng không khí rộn ràng của ngày tết Trung Thu tới tận 5 ngày, tức từ ngày 13 - 17/8 âm lịch với nhiều nghi lễ khác nhau.Vào dịp lễ hội này, người dân sẽ sửa soạn, bày tiệc, tổ chức trò chơi cho trẻ em cũng như biểu diễn múa lân, sư tử. Đây cũng là dịp nam thanh nữ tú Trung Quốc trổ tài làm thơ ca, giao duyên... Nhiều cặp đôi nên duyên với nhau hay hò hẹn vào dịp Tết Trung thu.Tín ngưỡng thờ cúng Mặt trăng của Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều điểm khác nhau. Theo đó, hình ảnh Mặt trăng đối với người Việt Nam gắn liền với mùa màng và thói quen sinh hoạt. Mặt trăng còn là biểu tượng phồn sinh, gắn liền với phụ nữ do xuất phát từ nền nông nghiệp trồng lúa nước từ xa xưa. Đây cũng là dịp lễ hội chủ yếu dành cho trẻ em.
Đối với người Trung Quốc, Tết Trung thu gắn liền với hình ảnh sinh con đẻ cái của phụ nữ. Trong đó, người Choang ở Trung Quốc lưu truyền một truyền thuyết về Mặt trăng và Mặt trời. Theo đó, Mặt trời và Mặt trăng là vợ chồng và các ngôi sao là con cái của họ. Mặt trăng là âm tính, chỉ về nữ giới và trở nên đẹp nhất, lộng lẫy nhất vào ngày Rằm tháng Tám. Tương truyền, khi Mặt trăng mang thai, nó sẽ trở nên tròn hơn. Sau khi sinh con, Mặt trăng sẽ bị khuyết và có hình lưỡi liềm. Chính vì vậy, người dân tin rằng, phụ nữ đóng vai trò quan trọng và được tôn trọng, tưởng nhớ đến công lao sinh thành vĩ đại của họ vào ngày 15/8 âm lịch.Tết Trung thu của Trung Quốc là ngày lễ tết gia đình, đoàn viên, sum họp, dòng họ cũng như các hoạt động giao tiếp xã hội.
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có phong tục rước đèn lồng vào dịp Tết Trung thu. Tuy nhiên, hoạt động này ở mỗi nước lại có ý nghĩa riêng.
Đối với người Việt Nam, trẻ em thường rước những chiếc đèn lồng có nhiều hình dáng rực rỡ khác nhau, đánh trống và cùng nhau hát những bài đồng dao... vào dịp Rằm tháng 8. Đèn lồng của người Việt là biểu tượng cho sự ấm no, hạnh phúc và tình cảm gia đình. Những chiếc đèn lồng được làm từ thế kỷ XII, dưới thời nhà Lý.Còn người Trung Quốc, đèn rước đêm Trung thu thường có màu đỏ - biểu tượng của sự may mắn, yên bình cũng như tượng trưng cho khả năng sinh sản.
Theo một số tài liệu, Tết Trung thu của Việt Nam chính thức được tổ chức ở vùng đất Thăng Long vào thời nhà Lý. Trong thời gian này, người ta tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi như múa rối nước, rước đèn... Vào thời Lê - Trịnh, Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.
Sách “Thái Bình hoàn vũ ký” viết rằng: “Người Lạc Việt cứ đến mùa Thu vào tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa Thu là thời điểm, mùa của kết hôn.
Người dân sẽ làm các mâm cỗ hoa quả, bánh kẹo, ngắm trăng và phá cỗ... Trẻ em sẽ tham gia các trò chơi, rước đèn và phá cỗ. Người Việt Nam coi Tết Trung thu là ngày để thể hiện tấm lòng của con người với Mặt trăng bằng cách dâng lên những sản vật mà họ làm ra. Đặc biệt, họ sẽ làm bánh trung thu để cúng tổ tiên, tặng người thân, bạn bè.
Tết Trung thu của Trung Quốc được cho là có từ thời nhà Thương (vào khoảng thế kỷ 10 TCN). Khi đó, người dân tổ chức ăn mừng vụ mùa bội thu vào ngày Rằm tháng 8 hàng năm. Kể từ đó, lễ hội ăn mừng trên được tổ chức phổ biến ngay cả trong thời đại nhà Đường.
Thuật ngữ Tết Trung thu lần đầu xuất hiện trong nghi thức của người dân sống ở thời nhà Chu, Trung Quốc. Theo một số tài liệu cổ xưa, vào dịp Rằm tháng 8 âm lịch, bách tính thời Thanh chỉ đón Trung Thu một ngày, hoàng đế thông thường sẽ đón lễ tết này trong 3 ngày, nhưng riêng thời Từ Hi Thái Hậu thì tận hưởng không khí rộn ràng của ngày tết Trung Thu tới tận 5 ngày, tức từ ngày 13 - 17/8 âm lịch với nhiều nghi lễ khác nhau.
Vào dịp lễ hội này, người dân sẽ sửa soạn, bày tiệc, tổ chức trò chơi cho trẻ em cũng như biểu diễn múa lân, sư tử. Đây cũng là dịp nam thanh nữ tú Trung Quốc trổ tài làm thơ ca, giao duyên... Nhiều cặp đôi nên duyên với nhau hay hò hẹn vào dịp Tết Trung thu.
Tín ngưỡng thờ cúng Mặt trăng của Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều điểm khác nhau. Theo đó, hình ảnh Mặt trăng đối với người Việt Nam gắn liền với mùa màng và thói quen sinh hoạt. Mặt trăng còn là biểu tượng phồn sinh, gắn liền với phụ nữ do xuất phát từ nền nông nghiệp trồng lúa nước từ xa xưa. Đây cũng là dịp lễ hội chủ yếu dành cho trẻ em.
Đối với người Trung Quốc, Tết Trung thu gắn liền với hình ảnh sinh con đẻ cái của phụ nữ. Trong đó, người Choang ở Trung Quốc lưu truyền một truyền thuyết về Mặt trăng và Mặt trời. Theo đó, Mặt trời và Mặt trăng là vợ chồng và các ngôi sao là con cái của họ. Mặt trăng là âm tính, chỉ về nữ giới và trở nên đẹp nhất, lộng lẫy nhất vào ngày Rằm tháng Tám.
Tương truyền, khi Mặt trăng mang thai, nó sẽ trở nên tròn hơn. Sau khi sinh con, Mặt trăng sẽ bị khuyết và có hình lưỡi liềm. Chính vì vậy, người dân tin rằng, phụ nữ đóng vai trò quan trọng và được tôn trọng, tưởng nhớ đến công lao sinh thành vĩ đại của họ vào ngày 15/8 âm lịch.
Tết Trung thu của Trung Quốc là ngày lễ tết gia đình, đoàn viên, sum họp, dòng họ cũng như các hoạt động giao tiếp xã hội.
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có phong tục rước đèn lồng vào dịp Tết Trung thu. Tuy nhiên, hoạt động này ở mỗi nước lại có ý nghĩa riêng.
Đối với người Việt Nam, trẻ em thường rước những chiếc đèn lồng có nhiều hình dáng rực rỡ khác nhau, đánh trống và cùng nhau hát những bài đồng dao... vào dịp Rằm tháng 8. Đèn lồng của người Việt là biểu tượng cho sự ấm no, hạnh phúc và tình cảm gia đình. Những chiếc đèn lồng được làm từ thế kỷ XII, dưới thời nhà Lý.
Còn người Trung Quốc, đèn rước đêm Trung thu thường có màu đỏ - biểu tượng của sự may mắn, yên bình cũng như tượng trưng cho khả năng sinh sản.